[BST] Trần thạch cao phòng khách đẹp sang trọng, mãn nhãn

Trần thạch cao phòng khách là yếu tố quan trọng mang lại vẻ đẹp cuốn hút và thẩm mỹ cho không gian sống. Hiện nay có rất nhiều loại trần thạch cao được thiết kế và thi công cầu kỳ để phù hợp với nhiều phong cách nội thất.

Hãy cùng Phan Hoàng Gia tìm hiểu chi tiết về đặc tính, chất liệu của từng loại trần thạch cao để có sự lựa chọn phù hợp cho nhà ở.

Phan Hoàng Gia có tổng hợp rất nhiều mẫu thiết nhà phố, căn hộ biệt thự, văn phòng mới nhất, anh chị có thể xem qua.

Thiết kế nội thất đẹp 300 Mẫu thiết kế nội thất căn hộ
200 Thiết kế nội thất nhà phố 100 Mẫu thiết kế nội thất biệt thự
50 Mẫu thiết kế nội thất văn phòng Tổng hợp video nhà đẹp
Báo giá nội thất trọn gói Showroom nội thất

1. Trần thạch cao phòng khách là gì?

Trần thạch cao phòng khách là loại trần nhà được thi công lắp đặt từ các tấm thạch cao gắn cố định trên khung xương kim loại. Trần thạch cao được sử dụng để che đi phần trần bê tông nguyên bản, che giấu các đường dây điện, ống nước, hệ thống chiếu sáng tạo nên điểm nhấn thẩm mỹ và cuốn hút cho không gian trần nhà.

Phân loại trần thạch cao:

  • Trần thạch cao chìm: Loại trần này được chia làm hai loại thi công là trần phẳng và trần thạch cao giật cấp
  • Trần thạch cao thả (trần thạch cao nổi)

2. Cấu tạo trần thạch cao

Cấu tạo trần thạch cao bao gồm 3 phần chính:

1.Khung xương

Khung xương là phần được lắp đặt đầu tiên thi thực hiện thi công trần thạch cao, nó có tác dụng chịu lực và cố định toàn bộ phần trần.

  • Thanh chính: chịu lực chính cho toàn bộ hệ thống trần.
  • Thanh phụ: liên kết các thanh chính, tạo thành ô lưới để đỡ tấm thạch cao.
  • Thanh viền tường: cố định khung xương vào tường.
  • Tôn mạ kẽm: tăng độ cứng cho khung xương, chống gỉ sét.

2. Tấm thạch cao

Tấm thạch cao là vật liệu xây dựng được cấu tạo bởi 3 lớp chính bao gồm:

  • Lõi thạch cao: thạch cao tự nhiên, bột, sợi thủy tinh, K2SO4,..
  • Lớp giấy carton: hai mặt tấm thạch cao được bao phủ bởi giấy carton để tăng độ cứng và độ bền
  • Lớp phủ: Có thể là lớp sơn hoặc lớp giấy tạo hiệu ứng hoa văn đẹp mắt

3. Phụ kiện

Ngoài hai chất liệu chính thì trong quá trình lắp đặt cần rất nhiều các phụ kiện để tạo sự liên kết và độ bền cho trần thạch cao:

  • Vít: Thành phần chính giúp liên kết tấm thạch cao với khung xương
  • Băng keo: Có tác dụng giúp xử lý mối nối giữa các tấm thạch cao
  • Lưới thủy tinh: Tác dụng giúp gia cố các mối nối, chống nứt cho trần thạch cao
  • Sơn bả: tạo bề mặt phẳng mịn cho trần nhà.
cta phan hoang gia

3. Lựa chọn trần thạch cao phòng khách theo tính chất

Khi quyết định làm trần thạch cao ngoài chọn lựa kiểu dáng phù hợp với nội thất phòng khách thì một điều rất quan trọng là chọn lựa tính chất của vật liệu tấm thạch cao.

Hiện nay có 4 loại tấm thạch cao phổ biến được ưa chuộng trên thị trường:

  • Thạch cao chống cháy
  • Thạch cao chống ẩm
  • Thạch cao tiêu âm
  • Thạch cao tiêu chuẩn.

Đặc điểm và ứng dụng các loại trần thạch cao

Phân loại Đặc điểm Ứng dụng
Tấm thạch cao tiêu chuẩn – Lớp giấy ngoài màu xám ngà
– Độ dày: 9mm, 12,7mm, 15,9mm
– Kích thước: 1210 x 2425mm; 1220 x 2449mm
Sử dụng làm tường, vách ngăn, trần nhà
Tấm thạch cao chống cháy – Lớp giấy mặt ngoài màu hồng
– Độ dày:12,5mm, 15mm
– Kích thước: 1220 x 2440mm
Sử dụng làm tường, vách ngăn, trần nhà
Tấm thạch cao tiêu âm (cách âm) – Tấm thạch cao màu trắng
– Độ dày: 9,5mm, 12,5mm, 15mm
– Kích thước: 600 x 600mm; 1200 x 2400mm
Sử dụng làm tường, vách ngăn, trần nhà cho quán karaoke, phòng ngủ, văn phòng, phòng thu âm,..
Tấm thạch cao chống ẩm – Lớp giấy ngoài xanh rêu nhạt
– Độ dày: 9,5mm, 12,5mm, 15mm
– Kích thước: 1220 x 2440mm
Chuyên dùng làm trần-vách thạch cao cho nhà vệ sinh và nhà bếp.

 

Ưu nhược điểm từng loại trần thạch cao

Phân loại Ưu điểm Nhược điểm
Tấm thạch cao tiêu chuẩn – Giá thành phải chăng, tiết kiệm chi phí
– Dễ tạo hình khi thi công lắp đặt
– Phù hợp với nhiều phong cách nội thất
– Chỉ có khả năng tạo hình thẩm mỹ, khả năng chống nhiệt, cách âm, chống ẩm bình thường
– Cần được bảo hành và kiểm tra định kỳ
– Yêu cầu thợ thi công lắp đặt chuyên nghiệp
– Không được tác động lực quá mạnh sẽ gây gãy vỡ
Tấm thạch cao chống cháy – Có khả năng chịu nhiệt tốt (từ 30 phút đến 240 phút tùy loại thạch cao)
– Giảm sự lan truyền nhiệt, lửa và khói khi xảy ra hỏa hoạn, kéo dài thời gian để các gia đình tìm cách thoát khỏi chỗ cháy.
– Dễ tạo hình khi thi công lắp đặt
– Phù hợp với nhiều phong cách nội thất
– Trần thạch cao chỉ có khả năng chống cháy tương đối không thể hoàn toàn ngăn cản ngọn lửa trong thời gian dài.
– Cần được bảo hành và kiểm tra định kỳ
– Yêu cầu thợ thi công lắp đặt chuyên nghiệp
– Không được tác động lực quá mạnh sẽ gây gãy vỡ
Tấm thạch cao tiêu âm (cách âm) – Có khả năng hấp thụ âm thanh tốt
– Giảm tiếng ồn và cải thiện chất lượng âm thanh trong không gian.
– Dễ tạo hình khi thi công lắp đặt
– Phù hợp với nhiều phong cách nội thất
– Không chịu được nước, cần tránh các nơi ẩm ướt
– Cần được bảo hành và kiểm tra định kỳ
– Yêu cầu thợ thi công lắp đặt chuyên nghiệp
– Không được tác động lực quá mạnh sẽ gây gãy vỡ
Tấm thạch cao chống ẩm – Có khả năng thấm nước nhỏ hơn 5% thế nên chịu được những nơi ẩm ướt như nhà tắm, phòng xông hơi,..
– Dễ tạo hình khi thi công lắp đặt
– Phù hợp với nhiều phong cách nội thất
– Do không thể chống nước tuyệt đối thế nên khi tiếp xúc trực tiếp với nước thời gian dài sẽ gây ố vàng, nấm mốc, bị mềm và rã ra
– Cần được bảo hành và kiểm tra định kỳ
– Yêu cầu thợ thi công lắp đặt chuyên nghiệp
– Không được tác động lực quá mạnh sẽ gây gãy vỡ

4. Phân loại trần thạch cao phòng khách

4.1. Trần thạch cao chìm cho phòng khách

Trần thạch cao chìm là loại trần có hệ khung xương được ẩn hoàn toàn bên trên các tấm thạch cao. Khi nhìn từ dưới lên anh chị chỉ nhìn thấy các tấm thạch cao phẳng hoặc được tạo hình liền mạch, không nhìn thấy khung xương.

Loại trần này rất được ưa chuộng bởi nét đẹp sang trọng, tinh tế, anh chị có thể dễ tạo hình để phù hợp với nhiều phong cách khác nhau. Trần thạch cao chìm thường được ứng dụng cho các không gian nhỏ đến trung bình như nhà ở, cửa hàng,..

Tuy nhiên nhược điểm của loại trần này là yêu cầu đội ngũ thi công chuyên nghiệp để lắp đặt, tạo hình và tốn kém chi phí nhân công hơn trần thạch cao thả.

Trần thạch cao phẳng hiện đại

Trần thạch cao phẳng được thi công đơn giản khi nhìn từ dưới anh chị sẽ chỉ thấy một mặt phẳng liền mạch hoàn toàn. Phần trần có thể để màu trắng đơn giản hoặc chọn lựa sơn màu, vẽ tranh theo chủ đề tùy thích. 

Trần thạch cao giật cấp sang trọng

Trần thạch cao giật cấp được thi công cầu kỳ hơn dạng trần thạch cao phẳng với cấu tạo gồm nhiều lớp thạch cao được xếp chồng lên nhau tạo thành các cấp độ khác nhau. Loại trần này mang lại vẻ đẹp hiện đại, độc đáo cho không gian.

Xem thêm các mẫu thiết kế phòng khách đa dạng và đẹp mắt tại đây anh chị nhé!

Nội thất phòng khách đẹp

158+ Mẫu phòng khách gỗ đẹp sang trọng và đẳng cấp

Phòng khách nhỏ đẹp l Bộ sưu tập 200+ mẫu thiết kế đẹp

Top 12 cách trang trí tường phòng khách

Phòng khách hiện đại l Bộ sưu tập 100+ mẫu thiết kế đẹp

99+ Mẫu phòng khách nhà ống đẹp sang trọng – hiện đại – tiện nghi

3.2. Trần thạch cao thả đơn giản và tiết kiệm chi phí

Trần thạch cao thả là loại trần được lắp từng tấm thạch cao với nhau và được liên kết bởi hệ khung xương kim loại lộ ra bên ngoài. Loại trần này thi công dễ hơn trần thạch cao chìm và thường ứng dụng cho các không gian lớn như bệnh viện, trường học, showroom, công ty,..

Ưu điểm là tiết kiệm chi phí vật liệu và thi công tuy nhiên nhược điểm là ít mẫu mã và không thể tạo hình uốn lượn, gấp khúc cầu kỳ theo yêu cầu. Thế nên sẽ kém đẹp mắt hơn so với trần thạch cao chìm.

5. Báo giá thi công trần thạch cao 

5.1. Báo giá thi công trần thạch cao phần thô

BÁO GIÁ THI CÔNG TRẦN THẠCH CAO CHÌM (PHẦN THÔ)
Sản phẩm trần thạch cao Khung xương thường Khung xương cao cấp Đơn vị
Tấm thạch cao chống ẩm 170.000 đ   m2
Tấm thạch cao Thái Gyproc trắng 155.000 đ 165.000 đ m2
Tấm thạch cao thường (Tiêu chuẩn) 150.000 đ   m2
Tấm thạch cao Thái Gyproc xanh chống ẩm 175.000 đ 185.000 đ m2
Tấm thạch cao chống cháy (Bora/Kanat) dày 9mm   200.000đ – 220.000đ m2
Tấm thạch cao chống cháy (Bora/Kanat) dày 12mm   250.000 – 280.000 đ m2
Tấm thạch cao tiêu chuẩn 130.000 đ    

Bảng giá thi công trần thạch cao chìm

BÁO GIÁ THI CÔNG TRẦN THẠCH CAO NỔI (PHẦN THÔ)
Sản phẩm trần thạch cao Khung xương thường Khung xương cao cấp Đơn vị
Tấm thạch cao phủ PVC sơn trắng hoặc vân cót 140.000 đ 160.000 Đ m2
Tấm thạch cao chống nước phủ PVC sơn trắng hoặc vân cót 150.000 đ 165.000 đ m2
Tấm nhựa 60×60 170.000 đ 175.000 Đ m2
Tấm thạch cao tiêu âm 200.000 đ 240.000 đ m2
Tấm Gyproc cao cấp chống nước   180.000 đ m2
Tấm Gyproc cao cấp chịu ẩm   175.000 đ m2

Bảng giá thi công trần thạch cao nổi

5.2. Báo giá thi công trần thạch cao phần hoàn thiện

BÁO GIÁ THI CÔNG TRẦN THẠCH CAO ( PHẦN HOÀN THIỆN)
Loại sản phẩm Đơn giá Đơn vị
Bột bả thường, sơn trắng thường 40.000 đ m2
Bột bả thường, sơn Jotun Mịn 50.000 đ m2
Bột bả Jotun, sơn Jotun Bóng 60.000 đ m2
Bột bả Dulux, sơn Dulux Mịn 70.000 đ m2
Bột bả Dulux, sơn Dulux Bóng 70.000 đ m2
Sơn ICI Maxilite 45.000 đ m2

Lưu ý: Đây chỉ là mức giá cơ bản trên thị trường mang tính chất tham khảo. Giá thi công hoàn thiện trần thạch cao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: thi công trần giật cấp, diện tích phòng, độ khó từng khu vực,..

cta phan hoang gia

6. Mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp mê ly

6.1. Trần thạch cao phòng khách căn hộ chung cư

Khi thiết kế phòng khách chung cư và chọn trần thạch cao anh chị nên lưu ý cần thống nhất phong cách chung để tránh không gian sống thiếu hài hòa. 

Loại trần thạch cao chìm có tạo hình phẳng hoặc giật 1 cấp với thiết kế đơn giản sẽ được ưa chuộng nhất. Bởi độ cao trần của căn hộ chỉ từ 3m đến 3,6m nếu trần thạch cao chiếm quá nhiều độ dày sẽ gây hạn chế độ cao không gian và tạo cảm giác bí bách.

6.2. Trần thạch cao phòng khách nhà phố

Trần thạch cao phòng khách nhà phố thường ưa chuộng các thiết kế có kiểu dáng cầu kỳ kết hợp với các loại đèn âm trần, đèn led tạo nên vẻ đẹp hiện đại lại mang đến cảm giác nghệ thuật cho không gian.

6.3. Trần thạch cao phòng khách biệt thự

Nội thất phòng khách biệt thự thường là những không gian lớn có các phong cách sang trọng như: cổ điển, tân cổ điển, indochine, luxury,.. Thế nên phần trần thạch cao thường cũng được thiết kế kiểu dáng giật cấp cầu kỳ kết hợp nhiều loại đèn trần xa hoa.

cta phan hoang gia

7. Xu hướng thi công trần thạch cao phòng khách thịnh hành

7.1. Trần thạch cao phòng khách kết hợp đèn âm trần

Trần thạch cao phòng khách có kết cấu lý tưởng để kết hợp với các loại đèn âm trần tạo điểm nhấn cho không gian. Đèn âm trần vừa cung cấp ánh sáng cho không gian phòng khách vừa tạo nên cảm giác hiện đại, tinh tế.

7.2. Trần thạch cao kết hợp đèn thả

Với sự đa dạng và linh hoạt, trần thạch cao kết hợp đèn thả là lựa chọn hoàn hảo để tô điểm cho ngôi nhà. Anh chị chỉ cần lưu ý về diện tích và phong cách không gian phòng khách để chọn các loại đèn thả có kích thước phù hợp, đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian.

7.3. Trần thạch cao kết hợp gỗ đẳng cấp

Trần thạch cao kết hợp gỗ đẳng cấp là lựa chọn hoàn hảo để nâng tầm không gian sống. Vẻ đẹp đối lập từ chất liệu thạch cao và gỗ cho đến sự đối lập về màu sắc là trắng và nâu gỗ đã tạo nên vẻ đẹp sang trọng và quý phái cho không gian. 

Xem ngay video tổng hợp những mẫu thiết kế nội thất phòng khách dẫn đầu xu hướng

Câu hỏi thường gặp về trần thạch cao phòng khách

1. Quy trình thi công trần thạch cao

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ
Khung xương: Chất liệu tùy theo sự lựa chọn (kim loại)
Tấm thạch cao: Loại tấm phù hợp với nhu cầu sử dụng
Vật liệu phụ trợ: Vít, tắc kê, keo dán, bột bả
Dụng cụ: Máy cắt, máy bắn vít, thước đo,…

Bước 2: Xác định vị trí và cao độ trần
Sử dụng máy laser hoặc thước đo để xác định vị trí và cao độ của trần
Đánh dấu vị trí các thanh trên tường và trần nhà

Bước 3: Lắp đặt khung xương
Lắp đặt các thanh khung xương theo vị trí đã đánh dấu
Cố định khung xương vào tường và trần nhà bằng vít và tắc kê

Bước 4: Lắp đặt tấm thạch cao
Cắt tấm thạch cao theo kích thước phù hợp (nếu cần thiết)
Lắp đặt tấm thạch cao lên khung xương
Đảm bảo các tấm thạch cao được lắp đặt sát nhau và không có khe hở.

Bước 5: Xử lý khe hở và hoàn thiện
Sử dụng keo dán và bột bả để xử lý các khe hở giữa các tấm thạch cao
Chà nhám bề mặt trần sau khi bả để tạo độ phẳng mịn
Sơn, vẽ hoặc dán giấy dán tường lên bề mặt trần thạch cao.

2. Kinh nghiệm thi công trần thạch cao phòng khách

Phan Hoàng Gia sẽ chia sẽ đến anh chị một số kinh nghiệm trước khi lựa chọn và thi công trần thạch cao như sau:
– Tìm hiểu và lựa chọn loại trần phù hợp với công trình
– Sử dụng vật liệu đồng bộ và đảm bảo chất lượng
– Tham khảo các thông tin kỹ thuật làm trần thạch cao
– Lựa chọn đội thợ có kinh nghiệm thi công trần thạch cao

cta phan hoang gia

Anh chị mong muốn sở hữu một không gian nội thất hiện đại, tiện nghi, sang trọng theo nhu cầu cá nhân hóa thì đừng ngại ngần liên hệ ngay với Phan Hoàng Gia để chúng tôi hiện thực hóa ước mơ của gia đình một cách hoàn hảo và chất lượng nhất.

Phan Hoàng Gia – Thiết kế nội thất, thi công nội thất hàng đầu Bình Dương

Liên hệ ngay cho PHG
Tập thể Phan Hoàng Gia xin chào Anh Chị!
Tập thể Phan Hoàng Gia xin chào Anh Chị!