Gỗ ván ép là loại gỗ được ưa chuộng hiện nay, và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Nhờ ưu điểm giá thành rẻ nhưng vẫn mang đến chất lượng tốt và độ bền cao.
Vậy cụ thể gỗ ván ép có những ưu nhược điểm, quy trình sản xuất ra sao? Giá ván ép mỏng 5mm và giá ván ép 1220×2440 là bao nhiêu? Hãy cùng Phan Hoàng Gia tìm hiểu sâu hơn trong bài viết này nhé!
1. Gỗ ván ép là gì?
Gỗ ván ép là loại gỗ được ưa chuộng hiện nay, và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Nhờ ưu điểm giá thành rẻ nhưng vẫn mang đến chất lượng tốt và độ bền cao.
Vậy cụ thể gỗ ván ép có những ưu nhược điểm, quy trình sản xuất ra sao? Giá ván ép mỏng 5mm và giá ván ép 1220×2440 là bao nhiêu? Hãy cùng Phan Hoàng Gia tìm hiểu sâu hơn trong bài viết này nhé!
2. Ưu nhược điểm gỗ ván ép.
2.1. Ưu điểm của gỗ ván ép.
Có thể nói tại thị trường Việt Nam, ván ép là một trong những loại gỗ được ứng dụng phổ biến nhất. Anh/chị hãy cùng Phan Hoàng Gia tìm hiểu nguyên cớ nào loại gỗ này được ưa chuộng thế nhé!
-
Gỗ ván ép chống chịu nhiệt và chống ẩm tốt, “bất chấp” cả môi trường nhiệt độ và độ ẩm cao.
-
Giá gỗ ván ép có giá phải chăng: So các loại gỗ công nghiệp khác, gỗ ván ép có giá thành cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
-
Khả năng chịu lực cao. Nhờ kết cấu xếp chồng với những tấm gỗ xếp vuông góc nên chịu lực tốt và hạn chế tình trạng cong vênh, gãy đứt.
-
Là sản phẩm gỗ thân thiện với môi trường: Có thể anh/chị chưa biết, hầu hết loại gỗ dùng để sản xuất ván ép đều là cây ngắn hạn. Nhờ thế mà tăng cao khả năng phục hồi của rừng, tránh nạn phá rừng liên tiếp.
-
Khả năng chống mối mọt được đánh giá tốt nhiều so với nhiều loại gỗ tự nhiên.
-
Mẫu mã bắt mắt, thời thượng với nhiều đường vân độc đáo, màu sắc phong phú.
-
Đa dạng chủng loại và kiểu dáng giúp anh/chị có thêm nhiều sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính.
2.2. Nhược điểm gỗ ván ép.
Ngoài những điểm cộng kể trên, gỗ ván ép cũng có một số nhược điểm anh/chị cần lưu ý. Cụ thể:
-
Gỗ ván ép có khả năng chống cháy không quá tốt. Đây là nhược điểm của hầu hết các sản phẩm đến từ gỗ. Khi ứng dụng và thi công gỗ công nghiệp cần nắm gỗ những quy định an toàn về phòng chống cháy nổ.
-
Khả năng chống nước còn hạn chế. Vì thế, khi gỗ bị dính nước, anh/chị nên dùng khăn sạch lau khô để tránh bong tróc.
-
Nhiều loại gỗ ván ép kém chất lượng được “trà trộn” và bán trên thị trường với giá rẻ. Anh/chị nên lựa chọn mua gỗ ván ép ở địa chỉ uy tín để tránh mua nhầm gỗ cong vênh, bề mặt gồ ghề. Thậm chí, một số loại ván trôi nổi còn dễ bị tách lớp, hư hỏng nặng ở nhiệt độ và độ ẩm cao.
Có thể anh/chị quan tâm: TOP 10 SAI LẦM KHI LÀM NỘI THẤT “DỄ” MẮC PHẢI.
3. Ứng dụng của gỗ ván ép.
Nhờ tính ứng dụng cao, gỗ ván ép được đánh giá là vật liệu xây dựng đa dạng và linh hoạt. Hiện nay, có thể bắt gặp hình ảnh các sản phẩm từ ván ép ở bất kỳ nơi. Đáng kể như:
-
Dùng gỗ ván ép là vật liệu xây dựng nhà ở, công trình dân dụng: Nhiều gia chủ lựa chọn ván ép để thi công sàn nhà, tường, cửa nhà và các nội thất khác.
-
Ứng dụng trong các công trình thương mại và công nghiệp: Không ít các công trình lớn như nhà hàng, trường học, văn phòng,… dùng gỗ công nghiệp ván ép để xây dựng và trang trí.
-
Là vật liệu quan trọng trong sản xuất nội thất: Đa dạng, giá thành rẻ và dễ gia công, gỗ ván ép được xem là “đứa con cưng” của ngành công nghiệp nội thất. Điển hình là các sản phẩm như bàn học, tủ quần áo, giường ngủ, kệ sách, bàn ghế sofa,…
-
Gỗ ván ép được ứng dụng trong nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc: Với bề mặt phủ keo mịn màng cùng những đường vân uyển chuyển đẹp mắt. Nhiều dự án nghệ thuật lựa chọn ván ép làm nguyên liệu tạo hình.
-
Ứng dụng vào nguyên liệu làm đồ chơi trẻ em: Nhờ tính thân thiện với môi trường và sức khỏe con người. Gỗ ép được ứng dụng chế tạo đồ chơi gỗ cho trẻ.
4. Các loại gỗ ván ép công nghiệp phổ biến trên thị trường hiện nay.
Trên thị trường ngày nay có khá nhiều phân loại gỗ ván ép, song bên dưới là 3 loại phổ biến nhất.
4.1. Ván ép gỗ dăm.
Ván dăm có tên chuyên ngành là Particle Board, hay còn gọi là Okal. Là loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay được tạo nên từ thân cây gỗ như bạch đàn, cao su, keo,…
Ván ép gỗ dăm thường được phủ các bề mặt như Acrylic Melamine, Veneer,… để cho ra các sản phẩm nội thất hoàn chỉnh.
Trong ván dăm thường chiếm khoảng 80% nguyên liệu gỗ tự nhiên như dăm, vụn gỗ,… Và khoảng 10% keo Urea Formaldehyde (UF) cùng khoảng 10% nước và các thành phần khác như chất làm cứng, Parafin,…
4.2. Ván ép gỗ sợi MDF.
Ván sợi MDF là viết tắt của tên tiếng Anh Medium density fiberboard. Ván sợi MDF còn được biết đến với cái tên chuyên ngành gỗ ván ép sợi mật độ trung bình.
Được ép thành tấm từ bột nghiền với thành phần chính là sợi gỗ hay bột gỗ. Trong đó, nguyên liệu gỗ tự nhiên gồm các sợi gỗ chiếm 75%, khoảng 15% kéo kết dính và 10% nước cùng các thành phần khác.
4.3. Ván ép gỗ lạng.
Ván ép gỗ lạng hay còn gọi tắt là ván lạng, gỗ lạng còn có tên chuyên ngành là Veneer. Như chính cái tên, đây là tấm gỗ mỏng được lạng ra từ thân cây gỗ tự nhiên.
Thông thường gỗ ván ép lạng có độ dày từ 0.3mm đến 0.6mm, và không quá 3mm. Được ứng dụng để sản xuất nhiều vật dụng nội thất như kệ sách, tủ quần áo, bàn trà,…
5. Quy trình sản xuất gỗ ván ép.
Các sản phẩm gỗ công nghiệp được sản xuất trong dây chuyền máy móc hiện đại nhất. Nhằm mang đến sản phẩm gỗ công nghiệp ván ép đạt chuẩn với độ bền chắc cao.
5.1. Tìm hiểu về quá trình tạo ra ván ép.
Một quy trình đạt chuẩn tạo ra ván ép hoàn chỉnh sẽ trải qua 3 giai đoạn chính. Gồm thu hoạch gỗ, xử lý gỗ và tiến hành sản xuất ván ép.
Thu hoạch gỗ cần chọn loại gỗ phù hợp, vừa đủ tuổi; cắt bỏ cành và lá, chỉ lấy thân. Phần thân sau đó cần được ngâm trong hồ nước để loại bỏ tạp chất và dễ gia công hơn.
Và giờ anh/chị hãy cùng Phan Hoàng Gia vào công đoạn chính bên dưới nhé!
5.2. Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp ván ép thành phẩm.
- Bước 1: Mang gỗ ra khỏi hồ nước ngâm sau khoảng thời gian nhất định và tiến hành bóc vỏ.
- Bước 2: Gỗ sau khi bóc vỏ được cắt thành từng khúc với kích thước quy chuẩn.
- Bước 3: Đưa các phần gỗ đã xử lý trên vào máy cắt chuyên dụng để tạo ra các tấm gỗ mỏng (được gọi là ván lạng hoặc ván độn).
- Bước 4: Cho các tấm gỗ chuẩn kích thước này vào máy sấy khô cho đến độ ẩm quy định.
- Bước 5: Kiểm tra chất lượng, kích thước, độ dày rồi tiến hành phân loại.
- Bước 6: Cho tấm ván đạt chuẩn vào mát tráng keo để phủ đều keo kết dính chuyên dụng lên 2 mặt ván.
- Bước 7: Tiến hành xếp các tấm ván lạng đã tráng keo lên nhau theo số lượng và độ dày quy định. Để gỗ ván ép có kết cấu vững chắc và tránh cong vênh, cần xếp so le ngang dọc theo góc 90 độ.
- Bước 8: Cho ván đã xếp vào máy ép nguội để tăng hiệu quả keo và làm phẳng bề mặt ván.
- Bước 9: Tiếp tục ép nóng trong thời gian nhất định. Bước này cần phải được thực hiện đúng chuẩn, kiểm soát chặt chẽ thời gian, nhiệt độ, áp suất, độ ẩm,…
- Bước 10: Tiến hành làm nguội ván bằng trang thiết bị chuyên dụng sau khi ép nóng.
- Bước 11: Cho ván ép đã nguội vào máy cắt tỉa và chà nhám để làm phẳng mịn bề mặt và loại bỏ cạnh nhám, nhọn.
- Bước 12: Thẩm định và kiểm tra chất lượng thành phẩm.
- Bước 13: Gỗ ván ép đạt chuẩn sẽ được đóng kiện và phân phối đến khách hàng.
6. Báo giá tấm gỗ ép công nghiệp.
Báo giá ván ép công nghiệp trên chỉ mang tính tham khảo. Giá gỗ ván ép có thể giao động tùy vào chuyển biến thị trường và từng hạng mục thi công.
Lời kết.
Phan Hoàng Gia vừa chia sẻ tất tần tật về gỗ ván ép và báo giá gỗ công nghiệp ván ép chi tiết. Hy vọng bài viết giúp anh/chị hiểu hơn về loại gỗ này cũng như có thêm ý tưởng thiết kế nội thất nhà ở.
Nếu anh/chị có có nhu cầu thiết kế nội thất và thi công nội thất nhà ở, đừng ngần ngại liên hệ về Hotline. Nhân viên Phan Hoàng Gia sẽ tư vấn tận tình và báo giá cụ thể nhất!
Xem thêm: Dự toán nội thất – Chìa khóa kiểm soát ngân sách hiệu quả