Trần thạch cao phòng bếp được xem là một phần quan trọng tạo nên vẻ đẹp và sự an toàn cho không gian nhà ở. Phòng bếp là nơi nấu nướng hằng ngày cho gia đình, là nơi tỏa ra nhiệt lượng cao, thế nên trần thạch cao phải được lựa chọn tỉ mỉ để bảo tiêu chuẩn bền, đẹp và chất lượng.
Cùng Phan Hoàng Gia tìm hiểu chi tiết về ưu nhược điểm, tính chất, giá thành và các loại trần thạch cao cho nhà bếp để có sự lựa chọn phù hợp nhất.
Xem ngay cẩm nang nội thất của Phan Hoàng Gia với các mẫu thiết kế phòng bếp đẹp đa dạng
Thiết kế bếp hiện đại | Thiết kế bếp nhỏ đẹp |
Phòng bếp nhà ống 5m | Nội thất phòng bếp tân cổ điển |
Phòng bếp đẹp | Mẫu nhà bếp đơn giản nhà cấp 4 |
Tủ nhà bếp |
1. Có nên làm trần thạch cao phòng bếp?
Việc làm trần thạch cao cho phòng bếp có thể mang lại nhiều lợi ích về cả thẩm mỹ lẫn độ an toàn. Thạch cao là vật liệu chịu nước tốt và dễ dàng làm sạch, điều này rất hữu ích trong môi trường ẩm ướt và dễ bị bám bẩn như phòng bếp.
Hơn thế nữa ngày nay trần thạch cao đã được chế tạo với rất nhiều tính chất tuyệt vời như: chống cháy, chống nóng, tiêu âm,.. Đặc biệt phù hợp với không gian nấu nướng hằng ngày như phòng bếp. Góp phần mang lại sự tiện nghi cho gia đình.
Ngoài ra, trần thạch cao còn được thiết kế để che giấu hệ thống dây điện, ống nước và máy hút mùi, giúp cho không gian trở nên gọn gàng và thẩm mỹ hơn.
2. Trần thạch cao phòng bếp có mấy loại? Ưu nhược điểm cụ thể từng loại?
Trần thạch cao được cấu tạo bởi các bộ phận:
- Khung xương kim loại: Đây là thành phần cơ bản đầu tiên giúp tạo nên hệ kết cấu vững chắc để treo lên dầm bê tông cốt thép hoặc các kết cấu mái nhà. Tấm trần thạch cao sẽ treo lên khung xương này.
- Tấm thạch cao: Tấm thạch cao có kết cấu chính là bột thạch cao cùng một số vât chất khác tùy theo chủng loại để tạo độ phẳng cho trần.
- Lớp bả và sơn: Lớp bã và sơn là phần hoàn thiện cuối của trần thạch cao giúp tạo sự nhẵn và mịn cho trần, tạo sự thẩm mỹ cho không gian.
2.1. Trần thạch cao nổi (thạch cao thả)
Trần thạch cao nổi hay còn được gọi là trần thạch cao thả là hệ thống trần sử dụng các tấm thạch cao chuyên dụng có hình vuông (600*600mm) hoặc hình chữ nhật (600*1200mm) lắp đặt trên hệ khung xương nổi.
Trần được thi công bằng cách thả xuống các tấm thạch cao đã được định hình bằng khung xương. Một phần khung xương sau khi hoàn thiện sẽ lộ ra bên ngoài.
Khung xương của trần thường được làm từ nhôm hoặc hợp kim nhôm kẽm bền bỉ và chất lượng theo thời gian dài sử dụng.
Ưu điểm trần thạch cao nổi:
- Trần thạch cao nổi dễ thi công lắp đặt, thi công nhanh chóng
- Dễ sửa chữa và tháo dỡ
- Tiết kiệm chi phí
Nhược điểm của trần thạch cao nổi:
- Hạn chế trong vấn đề thẩm mỹ, trang trí trần nhà theo sở thích.
2.2. Trần thạch cao chìm (thạch cao âm)
Trần thạch cao chìm hay còn gọi là trần thạch cao âm là hệ thống trần có khung xương được giấu vào bên trên các tấm thạch cao chuyên dụng.
Tấm thạch cao thường sẽ có kích thước lớn 1220*2440mm có độ dày đa dạng từ từ 0.9mm – 25mm.
Trần thạch cao chìm được thi công bằng cách treo tấm thạch cao lên khung xương đã lắp đặt sẵn trên trần. Khung xương được thường dùng chất liệu nhôm hoặc hợp kim nhôm kẽm chống rỉ sét tốt theo thời gian.
Ưu điểm trần thạch cao chìm:
- Trần thạch cao chìm có ưu điểm vượt trội hơn trần thạch cao nổi bởi độ thẩm mỹ. Trần thạch cao chìm có thể dễ dàng tạo hình thành các loại trần giật cấp hoặc trần phẳng theo sở thích và phong cách nhà ở.
Nhược điểm trần thạch cao chìm:
- Khó thi công lắp đặt, sửa chữa và tháo dở hơn trần thạch cao nổi
- Chi phí cao hơn trần thạch cao nổi
- Dễ thi công trong khoảng không gian lớn hoặc các công trình công cộng như: trường học, thư viện, quán cà phê, cửa hàng, văn phòng,..
2.3. Nên chọn trần thạch cao chìm hay trần thạch cao nổi cho phòng bếp?
Với kinh nghiệm 11 năm trong lĩnh vực nội thất của Phan Hoàng Gia thì tổng quan về trần thạch cao nổi hay trần thạch cao chìm đều có một điểm chung là mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ cho không gian phòng bếp. Giúp việc giấu dây điện, các thiết bị hoặc hệ thống thông gió trên trần dễ dàng hơn.
Tuy nhiên tùy theo mục đích và chi phí anh chị có thể cân nhắc từ nhiều khía cạnh:
- Nếu nhu cầu chính là tiết kiệm chi phí và không yêu cầu quá nhiều về kiểu dáng, chỉ cần một không gian trần phẳng anh chị có thể chọn trần thạch cao nổi.
- Nếu mong muốn một không gian trần có kiểu dáng đẹp mắt như trần giật cấp hoặc trần phẳng có màu sắc nổi bật để phù hợp với phong cách nội thất thì nên chọn trần thạch cao chìm.
3. Chọn lựa trần thạch cao phòng bếp theo tính chất
3.1. Trần thạch cao chống cháy
Trần thạch cao chống cháy là loại trần được sản xuất từ vật liệu thạch cao chịu nhiệt cao và có khả năng chống cháy tốt. Đặc tính này giúp trần thạch cao chống cháy ngăn ngừa việc lan truyền của ngọn lửa trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn. Không cung cấp nguyên liệu tiếp thêm cho đám cháy.
Cấu tạo tấm thạch cao chống cháy bao gồm:
- Hỗn hợp bột thạch cao kết hợp sợi thủy tinh và các chất phụ gia chống cháy.
- Lớp giấy phủ màu hồng giúp hoàn thiện khả năng chống cháy
Tấm thạch cao chống cháy trên thị trường hiện nay thường có độ dày từ 12.5mm – 19mm với hệ số dẫn nhiệt là K = 0.16 – 0.17 (W/m.K). Các tấm thạch cao chống cháy hiện nay đã có thể chịu đựng nhiệt lượng và chống cháy cao nhất lên đến 240 giờ khi xảy ra hỏa hoạn.
3.2. Trần thạch cao cách nhiệt (Trần thạch cao chống nóng)
Trần thạch cao cách nhiệt hay còn được gọi là trần thạch cao chống nóng có khả năng giúp giữ cho không gian bên trong mát mẻ hơn, nhất là không gian thường xuyên tản nhiệt lượng từ việc nấu nướng hằng ngày như phòng bếp.
Cấu tạo tấm thạch cao cách nhiệt:
- Bột thạch cao kết hợp với xốp hoặc bông thủy tinh và tấm tản nhiệt để tạo ra khả năng chống nắng tối đa.
Việc sử dụng trần thạch cao cách nhiệt có thể giúp kiểm soát nhiệt độ trong phòng, giảm thiểu tác động bởi nhiệt lượng của ánh nắng mặt trời, khí nóng khi nấu nướng, khí nóng của các loại thiết bị điện và giúp tiết kiệm năng lượng khi sử dụng hệ thống điều hòa không khí.
3.3. Trần thạch cao tiêu âm
Nếu anh chị đang có nhu cầu cách âm giúp không gian giữa các tầng trở nên riêng tư hơn, phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi cho đình, anh chị có thể chọn trần thạch cao tiêu âm cho phòng bếp.
Khi sử dụng trần thạch cao tiêu âm sẽ giúp giảm 60% lượng âm vang giúp không gian nhà ở yên tĩnh hơn. Cấu tạo của tấm thạch cao tiêu âm bao gồm bột thạch cao kết hợp với bông thủy tinh, cao su non giúp tạo nên hiệu ứng cách âm tốt.
3.4. Trần thạch cao chống ẩm
Đặc điểm của trần thạch cao chống ẩm là giúp phần trần chống chịu được độ ẩm và ngăn ngừa sự hình thành của nấm mốc, vi khuẩn trong môi trường ẩm ướt.
Cấu tạo của trần thạch cao chống ẩm bao gồm:
- Phần lõi là bột thạch cao kết hợp với các chất phụ gia chứa gia dầu hay Paraffin
- Tấm thạch cao chống ẩm còn được thiết kế với 2 lớp vải thủy tinh ở mặt trước và mặt sau.
3.5. Trần thạch cao tiêu chuẩn
Trần thạch cao tiêu chuẩn là sự lựa chọn phổ biến của nhiều khách hàng bởi giá thành phải chăng và phù hợp với nhiều không gian công trình.
Tấm thạch cao tiêu chuẩn được chế tạo bao gồm lớp lõi thạch cao ở giữa được bao bọc bởi các lớp giấy đặc biệt được nén chặt ở cường độ cao. Với chất liệu thân thiện với môi trường đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của gia đình lại góp phần mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ cho không gian nhà ở.
4. Báo giá thi công trần thạch cao
4.1. Báo giá thi công trần thạch cao phần thô
BÁO GIÁ THI CÔNG TRẦN THẠCH CAO CHÌM (PHẦN THÔ) | |||
Sản phẩm trần thạch cao | Khung xương thường | Khung xương cao cấp | Đơn vị |
Tấm thạch cao chống ẩm | 170.000 đ | m2 | |
Tấm thạch cao Thái Gyproc trắng | 155.000 đ | 165.000 đ | m2 |
Tấm thạch cao thường (Tiêu chuẩn) | 150.000 đ | m2 | |
Tấm thạch cao Thái Gyproc xanh chống ẩm | 175.000 đ | 185.000 đ | m2 |
Tấm thạch cao chống cháy (Bora/Kanat) dày 9mm | 200.000đ – 220.000đ | m2 | |
Tấm thạch cao chống cháy (Bora/Kanat) dày 12mm | 250.000 – 280.000 đ | m2 | |
Tấm thạch cao tiêu chuẩn | 130.000 đ |
Bảng giá thi công trần thạch cao chìm
BÁO GIÁ THI CÔNG TRẦN THẠCH CAO NỔI (PHẦN THÔ) | |||
Sản phẩm trần thạch cao | Khung xương thường | Khung xương cao cấp | Đơn vị |
Tấm thạch cao phủ PVC sơn trắng hoặc vân cót | 140.000 đ | 160.000 Đ | m2 |
Tấm thạch cao chống nước phủ PVC sơn trắng hoặc vân cót | 150.000 đ | 165.000 đ | m2 |
Tấm nhựa 60×60 | 170.000 đ | 175.000 Đ | m2 |
Tấm thạch cao tiêu âm | 200.000 đ | 240.000 đ | m2 |
Tấm Gyproc cao cấp chống nước | 180.000 đ | m2 | |
Tấm Gyproc cao cấp chịu ẩm | 175.000 đ | m2 |
Bảng giá thi công trần thạch cao nổi
4.2. Báo giá thi công trần thạch cao phần hoàn thiện
BÁO GIÁ THI CÔNG TRẦN THẠCH CAO ( PHẦN HOÀN THIỆN) | ||
Loại sản phẩm | Đơn giá | Đơn vị |
Bột bả thường, sơn trắng thường | 40.000 đ | m2 |
Bột bả thường, sơn Jotun Mịn | 50.000 đ | m2 |
Bột bả Jotun, sơn Jotun Bóng | 60.000 đ | m2 |
Bột bả Dulux, sơn Dulux Mịn | 70.000 đ | m2 |
Bột bả Dulux, sơn Dulux Bóng | 70.000 đ | m2 |
Sơn ICI Maxilite | 45.000 đ | m2 |
Đây chỉ là mức giá cơ bản trên thị trường mang tính chất tham khảo. Giá thi công hoàn thiện trần thạch cao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: thi công trần giật cấp, diện tích phòng, độ khó từng khu vực,..
5. Mẫu trần thạch cao phòng bếp đẹp
5.1. Trần thạch cao phòng bếp hiện đại
Đối với các không gian thiết kế bếp hiện đại trần thạch cao sẽ được thiết kế với các đường nét thẳng mạnh mẽ kết hợp với đèn âm trần và một đèn chùm ở giữa.
Xem ngay video review tủ bếp chữ i kết hợp đảo bếp hiện đại
5.2. Trần thạch cao phòng bếp tân cổ điển
Thi công nội thất phòng bếp tân cổ điển thì trần thạch cao cho thường là loại trần giật cấp cầu kỳ, sử dụng rất nhiều các chi tiết bo cong, uốn lượn tỉ mỉ, hết hợp với nó là các đường viền đắp nổi đẹp mắt.
Cần tốn khá nhiều thời gian cho phần trần này, từ màu sắc đến họa tiết đều phải phối hợp thống nhất với các sản phẩm nội thất trong không gian bếp và các phòng còn lại.
5.3. Trần thạch cao phòng bếp tối giản
Trần thạch cao cho phòng bếp tối giản thường chỉ dùng màu trắng và được thi công dạng phẳng làm chủ đạo. Chỉ cần nhấn bằng các chiếc đèn âm trần cùng một chiếc đèn thả kiểu dáng cách điệu cũng đủ giúp không gian bếp thông thoáng và sáng sủa hơn.
Xem ngay video review tủ bếp chữ U kiểu đáng độc đáo
5.4. Mẫu trần thạch cao phòng khách liền bếp đẹp
Theo nhà thiết kế Hoàng Diệu – CEO của Phan Hoàng Gia, ngày nay loại hình nhà phố hoặc các căn hộ hầu như đều thiết kế bếp liên thông với phòng khách.
Với cách bố trí này sẽ giúp tiết kiệm diện tích cho không gian sống, chính vì điều đó việc thi công phần trần thạch cao cho phòng khách liền bếp có thể sử dụng cùng chung một họa tiết chạy dọc cả không gian để tạo nên sự đồng bộ và thẩm mỹ.
Phan Hoàng Gia có tổng hợp rất nhiều mẫu thiết nhà phố, căn hộ biệt thự, văn phòng mới nhất, anh chị có thể xem qua.
6. Mẫu trần thạch cao phòng bếp được ưa chuộng nhất hiện nay
6.1. Mẫu trần thạch cao phòng bếp cho căn hộ
Không gian căn hộ thường sử dụng trần thạch cao chìm có thiết kế tối giản. Màu sắc được ưu tiên là màu trắng để giúp không gian căn hộ có cảm giác rộng và thoáng đãng hơn.
Xem ngay video review tủ bếp chữ L kèm đảo bếp hiện đại
6.2. Mẫu trần thạch cao phòng bếp cho nhà phố
Trần thạch cao phòng bếp cho không gian nhà phố thường được thiết kế theo phong cách hiện đại. Có thể kết hợp với hệ đèn led âm trần giúp không gian sáng sủa hơn. Cũng có thể thiết kế giật cấp lắp hệ đèn phản chiếu tạo vẻ đẹp ấn tượng và thẩm mỹ.
6.3. Mẫu trần thạch cao phòng bếp cho biệt thự
Mẫu trần thạch cao phòng bếp cho biệt thự thường được thiết kế tỉ mỉ với nhiều hoa văn và kiêu dáng phá cách. Trần thạch cao thường được thi công theo kiểu giật 2 cấp có khi là 3 cấp để tạo nên sự lộng lẫy và tráng lệ.
Các không gian có phong cách tân cổ điển hoặc cổ điển thì trần luôn là điểm nhấn nổi bật bởi các họa tiết đắp nổi cầu kỳ, tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ và sang trọng.
6.4. Mẫu trần thạch cao phòng bếp cho nhà cấp 4
Nhà cấp 4 thường có chiều trao trần thấp đến trung bình thế nên loại trần thạch cao chìm dạng phẳng nhận được rất nhiều sự ưu chuộng. Bởi kiểu dáng này giúp không gian bếp trở nên thông thoáng và mát mẻ hơn.
Xem ngay video review tủ bếp chữ U thời thượng được yêu thích nhất
7. Lưu ý khi chọn trần thạch cao phòng bếp
7.1. Chọn trần thạch cao phòng bếp phù hợp phong cách nội thất
Tùy theo phong cách nội thất nhà bếp mà việc thi công trần thạch cao cần phải có sự thống nhất từ màu sắc đến các đường nét trang trí ngay từ đầu. Tránh việc tổng quan phòng bếp bị rối mắt và thiếu thẩm mỹ.
7.2. Chọn trần thạch cao phòng bếp phù hợp mục đích sử dụng
Mỗi gia đình sẽ có một nỗi niềm bận tâm riêng về tính an toàn và thẩm mỹ của không gian bếp. Hiện nay các loại trần thạch cao đã có độ bền cao, chất liệu thân thiện với môi trường và có thêm nhiều tính chất tuyệt vời như chống cháy, chống ẩm, tiêu âm cho không gian sống.
Tùy theo mục đích hướng đến và chi phí anh chị có thể dễ dàng lựa chọn cho mình một loại tấm thạch cao như ý.
7.3. Chọn trần thạch cao theo diện tích và chiều cao phòng bếp
Đối với các không gian bếp có trần thấp từ 2,4m – 2,7m thì nên chọn thi công trần thạch cao phẳng với màu sắc sáng như: trắng, be. Còn loại hình trần nổi hay chìm là tùy thuộc vào kinh phí của anh chị.
Đối với chiều cao từ trần tiêu chuẩn 3m – 3,3m hoặc loại trần cao 3,6m – 5m, anh chị có thể chọn thi công trần thạch cao chìm với kiểu dáng giật cấp đẹp mắt, kết hợp thêm nhiều chi tiết trang trí giúp không gian ấn tượng hơn.
Nếu anh chị đang có nhu cầu thiết kế nội thất và thi công nội thất nhà ở hãy liên hệ ngay với Phan Hoàng Gia để chúng tôi có cơ hội đồng hành cùng bạn trong quá trình hoàn thiện tổ ấm mơ ước.
Xem ngay các bài viết về phong thủy cầu thang để tránh hung đón cát, mang đến nhiều vận may cho gia đình