Gỗ công nghiệp là một trong những chất liệu nội thất được ưa chuộng nhất hiện nay. Đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, nhiều loại gỗ công nghiệp ra đời với những ưu điểm khác nhau.
Chính sự đa dạng ấy, mang đến nhiều sự lựa chọn hơn khi thiết kế nội thất gỗ công nghiệp. Song cũng khiến nhiều anh/chị khó đưa ra quyết định nên chọn loại gỗ nào.
Bài viết này của Phan Hoàng Gia sẽ giúp anh/chị hiểu hơn về đặc tính mỗi loại gỗ. Từ đó, có thêm ý tưởng thiết kế và lựa chọn được phân loại gỗ phù hợp nhất!
1. Gỗ công nghiệp là gì?
Gỗ công nghiệp là tên gọi của loại gỗ được tạo nên từ sự kết hợp hoàn hảo từ gỗ tự nhiên và keo chuyên dụng. Bằng dây chuyền sản xuất gỗ công nghiệp hiện đại, cho ra những tấm ván ép, gỗ ghép lớn có độ bền cao.
Thành phần chính có thể là bột gỗ, dăm gỗ, vụn gỗ, mùn cưa, thanh gỗ ghép,…
2. Các loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay.
Ra đời và nhanh chóng thành một trong những chất liệu nội thất được ưa chuộng nhất. Sự đa dạng chất liệu với những ưu nhược điểm khác nhau, cho gia chủ thoải mái lựa chọn loại phù hợp nhất.
2.1. Gỗ ván dăm.
Gỗ ván dăm hay còn gọi là gỗ ván OKAL, còn có tên quốc tế là Particle Board (PB). Đây là loại gỗ được làm từ dăm gỗ tự nhiên kết hợp với dung dịch keo chuyên dụng.
Trải qua quá trình gia công trong dây chuyền máy móc hiện đại cho ra tấm gỗ thành phẩm dày dặn, bền chắc. Gỗ công nghiệp ván dăm có khả năng chống mối mọt tốt, bề mặt phẳng mịn, đẹp mắt.
Tuy nhiên, gỗ ván dăm chịu lực không cao bằng các sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp khác. Khả năng chịu ẩm cũng còn nhiều hạn chế, vì thế tránh dùng gỗ ván dăm ở môi trường ẩm ướt, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nước,…
2.2. Gỗ dán.
Như chính cái tên, gỗ dán được cấu tạo từ nhiều tấm gỗ mỏng kết dính bằng keo chuyên dụng. Gỗ dán còn có một số tên gọi khác như gỗ Plywood, ván dán, ván ép,…
Để tạo ra tấm gỗ dán thành phẩm chắc chắn, các tấm gỗ mỏng được ép chồng vuông góc theo hướng vân gỗ của mỗi lớp. Sau đó trải qua quá trình ép ở nhiệt độ và áp suất để chất kết dính phát huy tác dụng.
Với ưu điểm không cong vênh, rạn nứt, chống mối mọt tốt và chịu lực cao. Gỗ công nghiệp Plywood còn chịu ẩm cao, hạn chế tình trạng phồng khi tiếp xúc nước thời gian lâu. Tuy nhiên, giá thành gỗ dán cao hơn so với các loại gỗ nhân tạo khác.
2.3. Ván gỗ ghép.
Được biết đến nhiều với cái tên ván ghép hay còn gọi là gỗ ghép thanh. Chỉ loại gỗ công nghiệp được cấu tạo từ nhiều thanh gỗ tự nhiên nhỏ, ghép với nhau bằng keo chuyên dụng.
Có rất nhiều phương pháp ghép các thanh gỗ, phổ biến nhất là ghép cạnh, ghép mặt, ghép song song. Các thanh gỗ thông thường là gỗ thông, gỗ cao su, gỗ keo hay gỗ xoan.
Là khối gỗ ghép tự nhiên nên ván ghép có độ bền cao và khả năng chịu lực tốt. Và cũng như gỗ dán, giá ván gỗ ghép có phần cao hơn các loại gỗ công nghiệp khác.
2.4. Gỗ công nghiệp MDF.
Gỗ MDF là viết tắt của cụm từ Medium Density Fiberboard, là loại ván sợi công nghiệp mật độ trung bình. Được tạo ra từ quá trình gia công ép gỗ tự nhiên sau khi nghiền mịn với keo dính chuyên dụng.
Gỗ MDF được chia thành nhiều loại, thông dụng nhất là gỗ MDF chống ẩm, gỗ MDF chống cháy và gỗ MDF thường. Ván công nghiệp MDF sở hữu ưu điểm ít cong vênh, rạn nứt, chống mối mọt khá tốt.
Gỗ MDF tương đối mềm, chịu lực kém nên thường được chọn gia công nội thất gỗ công nghiệp nhỏ gọn, ít phải chịu tải trọng lớn. Như tủ giày, tab đầu giường, phần thô đồ nội thất gia đình, văn phòng,…
2.5. Gỗ nhựa công nghiệp.
Còn được gọi là Gỗ composite với tên tiếng Anh là Wood Plastic Composite. Được tạo nên từ bột gỗ, bột nhựa PVC cùng các chất phụ gia gốc cellulose hoặc vô cơ.
Gỗ nhựa khá nhẹ, chịu ẩm và chống nước tốt nền thường được ứng dụng trong các công trình ngoài trời. Như thiết kế lan can, hàng rào, ghế công viên,…
2.6. Gỗ công nghiệp HDF.
Gỗ HDF còn được biết đến với tên gọi ván gỗ ép HDF, viết tắt của High Density Fiberboard. Là loại gỗ có mật độ sợi cao, chính vì thế mà gỗ HDF rất cứng và chắc, chịu lực cao.
Sở hữu những ưu điểm chống mối mọt, chống cong vênh như các loại gỗ công nghiệp khác. Gỗ công nghiệp HDF còn được cải tiến với khả năng chịu nước, chịu nhiệt cao.
Và có thể anh/chị chưa biết, hầu hết các loại ván gỗ công nghiệp cốt HDF đều đạt tiêu chuẩn E1 Châu Âu. Thân thiện môi trường, an toàn cho sức khỏe, nội thất gỗ công nghiệp HDF còn có tuổi thọ cao.
3. Top những loại lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp được ưa chuộng.
Gỗ công nghiệp thường được cấu tạo từ 3 thành phần chính là cốt gỗ, keo chuyên dụng và lớp phủ bề mặt. Lớp phủ này giúp bảo vệ gỗ tốt hơn, tăng độ bền, chống nước, và đạt thẩm mỹ cao.
Một số bề mặt gỗ được ưa chuộng hiện nay như Melamine, Acrylic, Veneer, Laminate và PV.
4. Báo giá gỗ công nghiệp mới nhất hiện nay.
Gỗ công nghiệp giá bao nhiêu? Chi phí thiết kế nội thất gỗ công nghiệp khoảng bao nhiêu? Đây là một trong những câu hỏi Phan Hoàng Gia nhận được nhiều nhất thời gian gần đây.
Nhằm giúp anh/chị nắm được giá thành gỗ để dự toán chi phí thi công nội thất. Dưới đây là báo giá tổng hợp mới nhất:
-
Giá gỗ MDF 1220×1440mm dao động từ 80.000 – 400.000đ/tấm.
-
Gỗ ghép 1220×1440mm sẽ có giá khác nhau tùy vào chất liệu gỗ, thông thường là khoảng 250.000 đến 700.000đ/tấm.
-
Giá gỗ dán Plywood kích thước 1220 x 2440mm dao động từ 75.000 – 400.000đ/tấm. Phụ thuộc vào lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp và độ dày tấm gỗ.
-
Gỗ HDF kích thước chuẩn có giá từ 100.000 – 1.5000.000đ/tấm.
-
Báo giá gỗ ván dăm với độ dày và kích thước tiêu chuẩn dao động từ 100.000 – 5000.000đ/tấm.
-
Giá gỗ nhựa thông thường từ 850.000 – 250.000đ/m2.
Lưu ý: Giá ván gỗ công nghiệp trên chỉ mang tính chất tham khảo. Anh/chị hãy liên hệ về Phan Hoàng Gia để nhận báo giá chi tiết và các ưu đãi hấp dẫn!
Lời kết.
Phan Hoàng Gia vừa chia sẻ về các loại ván công nghiệp giá rẻ có chất lượng tốt. Hy vọng giúp anh/chị hiểu hơn về ưu nhược điểm từng loại để chọn chất liệu ưng ý nhất.
Nếu anh/chị có có nhu cầu thiết kế nội thất và thi công nội thất nhà ở, đừng ngần ngại liên hệ về Hotline. Nhân viên Phan Hoàng Gia sẽ tư vấn tận tình và báo giá cụ thể nhất!