Nhắc đến Tết là không thể không nhắc đến nền ẩm thực độc đáo và phong phú của người Việt. Ba miền Bắc-Trung-Nam đều sở hữu những món ăn Tết truyền thống với cách chế biến và khẩu vị đặc trưng, mang đậm bản sắc dân tộc.
Cùng gia đình và bạn bè thưởng thức những món ăn Tết từ truyền thống đến hiện đại mang đến cảm giác ấm cúng và thích thú mỗi dịp xuân về Tết đến.
Cùng Phan Hoàng Gia điểm qua top 35+ món ăn ngày Tết thơm ngon, đậm đà lôi cuốn vị giác nhé!
Cùng xem ngay những bài viết thú vị và ý nghĩa về các chủ đề hot nhất trong dịp Tết Nguyên Đán anh chị nhé!
Tuyển tập nhạc Tết hay nhất | Bộ sưu tập câu chúc Tết ý nghĩa |
Tập tục Xông đất ngày tết | Văn khấn Tết |
Tết Việt Nam | Những cách trang trí Tết độc đáo nhất |
1. Món ăn Tết miền Nam
1.1. Thịt kho hột vịt
Món ăn đứng đầu danh sách ở miền Nam trong ngày Tết là món thịt kho hột vịt hay còn gọi là thịt kho tàu. Nó quen thuộc đến nỗi mà đi bất cứ gia đình nào ở miền nam nhất là các tỉnh miền Tây đều có thể bắt gặp một nồi thịt kho lớn có thể ăn hết 3 ngày Tết.
Vị mềm của thịt hòa quyện cùng vị thơm, béo của nước dừa, kết hợp cùng vị thanh nhẹ của hột vịt tạo nên vị ngon thơm khó cưỡng. Thêm vào một chút gia vị như nước mắm tỏi, hành sẽ làm dậy lên mùi hương nức mũi.
Một miếng thịt kho ăn kèm cơm trắng nóng hôi hổi thêm một chút củ kiệu chua đã làm xiêu lòng bao người con xa quê.
Xem ngay video hướng dẫn làm món thịt kho hột vịt thơm ngon
1.2. Khổ qua nhồi thịt
Món ăn đặc trưng thứ 2 Phan Hoàng Gia mong muốn anh chị nhất định phải nếm trong ngày Tết là canh khổ qua nhồi thịt. Trong quan niệm của người miền Nam ăn canh khổ qua ngày Tết sẽ giúp mọi chuyện buồn, chuyện đau khổ đi qua để năm mới đón nhiều chuyện vui vẻ và hoan hỉ.
Vị đắng nhẹ của khổ qua kết hợp cùng vị thịt băm, trứng, nấm mèo tạo nên hương thơm nhẹ nhàng, vị ngọt đắng đan xen kích thích vị giác. Đồng thời đây là một món ăn thanh đạm, tạo sự mát mẻ cho cơ thể trong dịp Tết.
Xem ngay video hướng dẫn cách làm canh khổ qua nhồi thịt
1.3. Bánh Tét
Miền Nam có món bánh tét truyền thống được rất nhiều gia đình VIệt cùng nhau thưởng thức trong dịp Tết Nguyên Đán. Hình ảnh cả gia đình quay quần cùng chia nhau những khoanh bánh tét tròn đầy đã trở hình ký ức ấm áp và đáng nhớ của bao thế hệ.
Bánh tét truyền thống được làm từ gạo nếp, đậu xanh tách vỏ và thịt heo tạo nên hương vị ngon miệng. Cảm giác dẻo của nếp, vị ngọt thanh của đậu xanh kết hợp cùng vị đậm đà của thịt heo sẽ chinh phục vị giác của anh chị.
Ngày nay để tạo thêm sự đa dạng và đỡ ngán người ta tạo ra thêm nhiều loại nhân bánh tét như bánh nhân chuối, bánh nhân ngọt để kể cả người có chế độ ăn chay vẫn ăn được.
1.4. Củ kiệu trộn tôm khô
Củ kiệu tôm khô là một món ăn ngày Tết có cách chế biến đơn giản nhưng ăn rất bắt miệng. Vị hăng và giòn của củ kẹo khi ngâm chua sẽ đánh thức vị giác của anh chị, thêm vào đó vị tôm khô và trứng bắc thảo sẽ trung hòa cảm giác đậm đà của củ kiệu tạo nên vị thơm ngon mới lạ.
1.5. Gà luộc
Một món ăn đơn giản nhưng được rất nhiều người dân miền Nam ưa chuộng trong ngày Tết là món gà luộc. Sự mềm và dai của thịt gà chấm thêm một ít nước chấm đặc biệt hoặc muối tiêu chanh sẽ mang đến trải nghiệm ẩm thực thú vị cho vị giác.
Vị thanh đạm của gà sẽ giúp trung hòa các món ăn đậm đà khác trong mâm cơm ngày Tết. Anh chị nhất định không được bỏ qua món ăn ngon thơm này nhé!
2. Món ăn Tết miền Bắc
2.1. Canh bóng thả
Canh bóng thả là một món ăn truyền thống của người miền Bắc, không chỉ ngày Tết mà trong các dịp đặc biệt cũng thường xuyên được chế biến để gia đình và bạn bè cùng thưởng thức.
Cách chế biến canh bóng thả khá phức tạp đòi hỏi sự khéo léo khi sơ chế, đồng thời phải kết hợp rất nhiều các nguyên liệu và gia vị khác nhau. Tuy nhiên vị thơm ngon và thanh nhẹ của món ăn này khi chế biến hoàn thiện sẽ hạ gục mọi khẩu vị dù là khó tính nhất.
Xem ngay video hướng dẫn cách làm canh bóng thả truyền thống thơm ngon
2.2. Bánh chưng, bánh giầy
Bánh chưng, bánh giầy là món ăn truyền thống của người Việt Nam thể hiện sự biết ơn với tổ tiên và trời đất. Bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho đất, bánh giầy có hình tròn tượng trưng cho trời theo quan niệm xa xưa từ thời vua Hùng.
Bánh chưng và bánh giày được làm từ gạo nếp, đậu xanh thịt heo băm và được gói bằng lá dong tạo nên vị mặn ngọt đan xen, góp phần tạo nên hương vị đặc trưng cho ngày Tết.
2.3. Giò thủ
Anh chị hãy thử tượng tượng đến những miếng giò thủ, giò tai béo ngậy, giòn sần sật đậm đà kết hợp cùng hương thơm của tiêu xanh, nước mắm,… Sẽ tuyệt vời biết mấy khi món ăn này xuất hiện trong mâm cơm ngày Tết.
Nếu không ăn kèm cơm anh chị hoàn toàn có thể dùng giò thủ như một món ăn vặt để nhâm nhi khi uống trà, uống rượu cũng bắt miệng không kém bất kỳ món đồ nhắm nào.
2.4. Dưa hành
Dưa hành là một món ăn truyền thống trong dịp Tết Nguyên Đán của người miền Bắc. Cách chế biến rất dễ nhưng lại đem đến hương vị đặc trưng. Vị hăng, vị nồng và giòn sần sật sẽ là món khai vị kích thích vị giác cho mâm cỗ Tết.
Nguyên liệu chế biến món ăn rất cơ bản gồm củ kiệu, khế xanh hoặc củ cải, muối, ớt và giấm. Ngâm dưa hành qua đêm sẽ giúp món ăn thêm thơm ngon và đậm đà, ăn kèm một ít dưa hành với thịt và cơm trắng được xem là sự kết hợp hoàn hảo của vị giác.
2.5. Chè kho đỗ xanh
Chắc hẳn ít nhất một lần anh chị đã nghe qua món chè kho đỗ xanh đặc trưng của miền Bắc Việt Nam. Múc một muỗng đậu xanh mềm mịn chúng sẽ tan chảy ngay khi đưa vào miệng, đậu xanh mang theo vị ngọt thanh và mùi thơm nhè nhè của vani sẽ khiến anh chị khó có thể cưỡng lại được.
Với nguyên liệu cơ bản bao gồm đậu xanh, đường cát, mè, dầu ăn, muối, vani anh chị có thể dễ dàng chế biến tại nhà trong dịp Tết cho gia đình thưởng thức.
Cùng Phan Hoàng Gia tìm hiểu những điều kiêng kỵ ngày tết để tránh những việc làm không tốt gây mất tài lộc trong năm mới Anh/Chị nhé!
3. Món ăn Tết miền Trung
3.1. Giò bò
Một miếng giò bò thơm ngon, dai dai với vị đậm đà từ thịt bò, vị béo nhẹ của mỡ heo sẽ giúp hương vị mâm cỗ Tết thêm đặc biệt. Anh chị có thể chấm thêm một chút muối tiêu chanh để giúp món ăn thêm ngon miệng và kích thích vị giác.
Đây là món ăn có thể giữ được lâu ngày và có thể ăn kèm cơm hoặc ăn vặt đều bắt miệng cho gia đình.
3.2. Trưởi, tré
Đã đến miền Trung không thể bỏ qua 2 món ăn đặc sản là món trưởi và tré. Trưởi được làm từ thịt thăn heo kết hợp lá chùm ruột, ớt hiểm, tiêu xay, tỏi băm, lá chuối cùng các gia vị cơ bản tạo nên hương vị thơm ngon đậm đà. Vị béo, vị chua chua hòa quyện cùng vị cay sẽ kích thích vị giác khi ăn vào miệng.
Tré cũng làm chủ yếu từ thịt đầu heo, lỗ tai heo hoặc thịt ba chỉ kết hợp với thịt bò theo tỉ lệ nhất định, kết hợp cùng một số gia vị giúp món ăn thơm ngon hơn. Tùy theo cách thưởng thức mà mỗi gia đình sẽ có cách ăn tré khác nhau.
Có người ăn tré kèm với một ít tỏi muối chua (hoặc tỏi tươi) và dùng như món ăn như món khai vị. Hoặc dùng tré ăn kèm với bánh đa và một số loại rau sống và dưa món rồi chấm với nước mắm tỏi ớt hoặc tương ớt.
Xem ngay video hướng dẫn cách làm tré đặc biệt của miền Trung thơm ngon hấp dẫn
3.3. Bánh thuẫn
Nếu khay bánh mứt của người miền Nam không thể thiếu mứt, thèo lèo thì khay bánh Tết của người miền Trung không thể thiếu bánh thuẫn truyền thống. Từng chiếc bánh thuẫn màu vàng mềm mại, có độ nở xốp vừa phải cộng thêm độ béo béo và ngọt thanh tao lại thơm nức mùi trứng sẽ mang không khí vui tươi và ngọt ngào của mùa xuân đến gia đình.
Xem ngay video hướng dẫn cách làm bánh thuẫn Quảng Ngãi thơm ngon
3.4. Xôi đỗ xanh
Xôi đỗ xanh là món ăn thơm ngon và chắc bụng cho ngày Tết của người miền Trung. Sử dụng gạo nếp cái hoa vàng kết hợp cùng đậu xanh lòng vàng cùng đồ lên đến khi mềm dẻo sẽ tạo nên món xôi đỗ xanh thơm ngon nức mũi. Vị dẻo của nếp kết hợp cùng độ ngọt thanh tao của đỗ xanh chẳng những tạo nên vị ngon mà còn tạo nên hương thơm cuốn hút cho món ăn.
3.5. Thịt ngâm mắm
Thịt ngâm mắm sẽ là món ăn giúp gia đình tiết kiệm rất nhiều thời gian chế biến mà vẫn đảm bảo sự thơm ngon cho bữa ăn trong ngày Tết. Khi có khách đến chơi chỉ cần cắt lát mỏng thịt rồi ăn kèm với đồ chua hoặc rau sống đã tạo nên một món ăn nhâm nhi ngon miệng cho cả chủ lẫn khách.
Mâm ngũ quả là điều không thể thiếu trong những ngày tết vã mỗi vùng miền sẽ có cách bày trí riêng. Anh/Chị cùng Phan Hoàng Gia tìm hiểu để biết cách bày trí mâm ngũ quả phù hợp với gia đình mình nhé!
4. Món ăn chống ngán ngày Tết
Nếu anh chị đã quá ngán với vị béo và đậm đà từ các món ăn truyền thống thì anh chị có thể thử sang các món ăn dạng gỏi, dạng trộn để có những trải nghiệm mới mẻ cho vị giác. Vị chua, vị cay, vị hăng nhẹ sẽ giúp khẩu vị của anh chị bớt ngấy trong những ngày Tết đầy ắp thức ăn.
Các món ăn chống ngán ngày Tết anh chị có thể thử:
- Gân bò trộn xoài chua
- Miến trộn gà
- Cá chép om dưa
- Phở cuốn
- Gỏi sứa
- Gỏi chân gà ngó sen
- Chân gà sả tắc
- Nộm rau muống
- Rau củ muối
- Tai heo ngâm giấm
- Cải xanh cuốn tôm thịt
- Cá chép chưng tương hột,..
5. Món ăn chay ngày Tết
Nếu anh chị đang theo chế độ ăn chay hoặc theo chế độ hạn chế giết hại động vật hoặc chỉ đơn giản cần những món ăn thanh đạm cho ngày Tết thêm nhẹ nhàng thì các món ăn chay sẽ là sự lựa chọn phù hợp.
Vị ngọt thanh từ rau củ quả kết hợp cùng đậu hũ và các loại nấm đa dạng sẽ mang đến hương vị thanh tao lại không kém phần đậm đà cho món ăn.
Các món chay ngày Tết có thể kể đến như:
- Canh khổ qua đậu hủ nhồi
- Cà ri bánh mì chay
- Cù lao chay
- Sườn xào chua ngọt chay
- Sườn non rim nước dừa
- Chả giò đậu xanh
- Bì cuốn chay
- Chả lụa chay kho nấm
- Thịt đông chay
- Cơm chay lá sen
- Canh thập cẩm rau củ
- Cơm chiên trái thơm
- Nấm đông cô xào cải thìa
- Đậu hủ tứ xuyên,..
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tuyển tập nhạc Tết hay nhất | Bộ sưu tập câu chúc Tết ý nghĩa |
Tập tục Xông đất ngày tết | Văn khấn Tết |
Tết Việt Nam | Những cách trang trí Tết độc đáo nhất |