Mâm ngũ quả ngày Tết của người Việt mang giá trị gửi gắm ý nghĩa tinh thần và là nét văn hóa độc đáo trong dịp đầu năm mới của mỗi gia đình. Tuy nhiên tùy theo từng vùng miền sẽ có cách bày trí và cách chọn lựa các loại trái cây khác nhau.
Mời anh chị cùng Phan Hoàng Gia tìm hiểu tất tần tật về mâm ngũ quả nhé!
1. Mâm ngũ quả là gì?
Mâm ngũ quả là một mâm trái cây gồm 5 loại quả khác nhau được người Việt bày để cúng lên bàn thờ trong dịp Tết Nguyên Đán.
Mâm ngũ quả thể hiện ước muốn của gia đình thông qua cách bày trí, tên gọi, màu sắc các loại quả được lựa chọn. Tuy nhiên trong thời buổi hiện đại, bày mâm ngũ quả ngày Tết ở một số gia đình chỉ mang ý nghĩa đẹp mắt và giúp không khí trong nhà vui vẻ, đầm ấm hơn chứ không còn mang quá nhiều yếu tố tâm linh như trước.
2. Ý nghĩa mâm ngũ quả
Ngũ theo chữ Nho có nghĩa là 5 là biểu tượng của sự sống giống như ngũ phúc (trường thọ, phú quý, khang ninh, hiếu đức, thiện chung). Đối với mâm cúng thì ngũ quả tượng trưng cho việc tập hợp các loại trái cây của đất trời bày lên bàn thờ.
Bên cạnh đó Việt Nam là đất nước nông nghiệp gắn liền với “ngũ cốc” (mè, gạo, ngô, lúa mì, các loại đậu). Trong sách Chiêm thư người ta sẽ nhìn vào “ngũ cốc” để đoán xem mùa vụ đó trúng mùa hay thất bát, lâu dần việc chọn số 5 cho mâm quả cũng trở thành tập tục với mong muốn cầu thị việc được mùa, no đủ.
Ngoài ra việc chọn số 5 còn được cho là vì tương ứng với ngũ hành tượng trưng với vận mệnh con người, mang ý nghĩa phát triển, sinh sôi.
Quả có cấu tạo biểu hiện cho sự sung túc, bên trong có hạt tượng trưng cho sao trời, phần thịt quả là vật chất và vỏ bao lấy toàn bộ là vũ trụ.
Ý nghĩa của quả là sự sinh sôi, trường tồn và tái sinh bất tận của sự sống. Mỗi loại quả sẽ có ý nghĩa riêng biệt thông qua hình dáng, cấu tạo, màu sắc và tên gọi.
Chung quy lại việc lựa chọn mâm ngũ quả cho ngày Tết mang ý nghĩa cầu mong sự sung túc, bình an của gia chủ theo yếu tố tâm linh cho dịp đầu năm. Nó cũng mang ý nghĩa gửi những thứ quả ngon ngọt của trời đất cho ông bà tổ tiên, chư thiên, chư Phật thể hiện sự biết ơn và tấm lòng thành.
3. 5 Loại ngũ quả
3.1. Mâm ngũ quả miền Bắc
Người dân miền Bắc bày mâm ngũ quả thường sẽ không quá kén chọn về các loại quả nhưng sẽ tuân theo quan niệm chọn đủ 5 loại quả với 5 màu sắc.
Theo kinh Vu Lan bồn do Phật Thích Ca thuyết cho ngài Mục Kiền Liên cách cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ từng nhắc đến việc cúng mâm trái cây có 5 màu sắc cúng dường cho các vị chư tăng. Mà theo quan niệm Phật Giáo 5 màu sắc tượng trưng cho 5 ngũ căn: tín, tấn, niệm, định, tuệ đều mang ý nghĩa tốt lành.
Ngoài ra 5 loại màu sắc còn được lý giải tượng trưng cho ngũ hành:
- Kim: Màu trắng tượng trưng cho phú quý
- Mộc: Màu xanh tượng trưng cho sự sống, sự sinh sôi
- Thủy: Màu đen, xanh dương tượng trưng cho nguồn sống
- Hỏa: Màu đỏ tượng trưng cho sự hạnh phúc
- Thổ:Màu vàng tượng trưng cho nguồn cội
5 Loại quả được người dân miền Bắc chọn cho mâm ngũ quả bao gồm:
- Quả chuối
- Quả bưởi
- Quả dưa hấu
- Quả đào
- Phật thủ
- Quả táo
- Quả lựu
- Quả lê
- Quả hồng
- Quả na (mãng cầu)…
3.2. Mâm ngũ quả miền Trung
Người dân miền Trung gắn liền với cuộc sống khó khăn bởi nơi đây thường xuyên có bão lũ xảy ra thế nên việc chọn các loại quả sẽ tùy vào hoàn cảnh mỗi gia đình, thường là có gì sẽ cúng quả đó mà không có quá nhiều nguyên tắc.
Các loại quả miền Trung dễ trồng sẽ chọn để bày lên mâm ngũ quả bao gồm: thanh long, dưa hấu, chuối, quýt, dứa, mãng cầu, cam,..
3.3. Mâm ngũ quả miền Nam
Đối với người dân miền Nam việc lựa chọn mâm ngũ quả sẽ theo tên gọi thường 5 loại quả được chọn sẽ là: trái mãng cầu, trái dừa, đu đủ, trái sung, trái xoài với ý nghĩa “cầu sung (túc) vừa đủ xài”. Đôi khi sẽ có thêm trái thơm (trái dứa) và một cặp dưa hấu ở bên cạnh mâm ngũ quả.
Người miền Nam sẽ né các loại trái cây như: nải chuối (chúi nhủi), trái táo (miền nam gọi là bom, có nghĩa bom đạn), trái lựu (lựu đạn), sầu riêng (buồn sầu), trái lê (lê lết), trái cam (cam chịu). Các loại trái cây này đối với người miền Nam sẽ mang ý nghĩa không tốt nên thường sẽ không chọn cho mâm ngũ quả ngày Tết.
4. Cách bày mâm ngũ quả
Đối với người miền Bắc mâm ngũ quả thường bao gồm một nải chuối lớn, từng trái chuối đều tròn đầy, xòe đều và hướng lên trên với ý nghĩa hứng trọn tài lộc đồng thời đỡ các quả lẻ với ngụ ý bao bọc gia đình.
Các loại quả đại diện cho ngũ hành ở người miền Bắc có thể chọn là:
- Kim: chọn quả màu trắng như lê trắng, dưa lê trắng..
- Mộc: chọn quả màu xanh như chuối, dưa hấu, mãng cầu,..
- Thủy: chọn quả màu tối (đen) như nho đen, vú sữa tím..
- Hỏa: chọn quả màu đỏ như táo, hồng, chôm chôm,..
- Thổ: chọn quả màu vàng như cam, quýt, bưởi,..
Đối với người miền Trung mâm ngũ quả chỉ cần bày tròn đầy trái cây tươi mới thì đã đủ mang ý nghĩa tốt lành cho năm mới.
Người miền nam bày mâm ngũ quả thường sẽ chăm chút tạo hình và chú ý về tên gọi các loại quả kết hợp thêm việc chọn các chiếc đĩa đựng đẹp để trang hoàng thêm cho nhà cửa.
5. Trang trí mâm ngũ quả
Hiện nay mâm ngũ quả còn được trang trí thêm bằng các món phụ kiện trang trí Tết kết hợp với cách bày trí và cách tạo hình để tô điểm thêm cho không gian sống.
Phụ kiện trang trí mâm ngũ quả có thể kể đến như: giấy dán trái cây, dây treo, quạt giấy, hoa, dây ruy băng,.. Tạo nên vẻ đẹp nghệ thuật và mới lạ cho mâm ngũ quả.
Tạo hình trái cây bằng cách điêu khắc trên quả ví dụ khắc chữ “tài” chữ “lộc” chữ “phúc” lên quả dưa hấu với ý nghĩa may mắn. Ngoài ra tạo hình trong cách sắp xếp, như bày trí dạng tháp cao, bày trí xen kẽ,..
6. Hình ảnh mâm ngũ quả đẹp nhất
7. Những lưu ý khi chuẩn bị mâm ngũ quả?
Anh chị nên chọn các loại quả tươi mới, căng mộng nhưng đừng chín quá, chỉ nên chọn quả hơi chuyển sang trạng thái chín nhẹ để trái cây không bị héo và hư trong suốt 3-5 ngày Tết.
Ngoài ra anh chị nên rửa sạch các loại trái cây đừng để chúng bám bụi bẩn và nên chọn số lượng trái cây vừa đủ để giúp mâm quả tròn đầy, sung túc và đủ 5 loại quả.
8. Gợi ý cách bày trí mâm ngũ quả cơ bản
Phan Hoàng Gia sẽ gợi ý cho anh chị cách bày trí mâm ngũ quả hoàn chỉnh cơ bản. Đầu tiên chuẩn bị đủ số lượng trái cây bao gồm: 1 nải chuối, 2 quả táo, 2 quả lê, 2 quả vú sữa, 1 quả phật thủ. Anh chị rửa sạch và lau khô trái cây, tiếp theo sẽ chuẩn bị một đĩa trái cây tròn phù hợp và thực hiện theo 3 bước:
- Bước 1: Đặt nải chuối to làm trụ cột cho dĩa mâm trái cây và cố định ở 1/2 đĩa
- Bước 2: Chọn các quả như táo, lê, vú sữa đặt 1/2 đĩa còn lại và chất cao lên lồng ghép vào nải chuối làm trụ
- Bước 3: Đặt quả Phật thủ ở trên cao để tạo điểm nhấn cho mâm ngũ quả.
Anh chị có thể tham khảo thêm video cách bày trí mâm ngũ quả đẹp nhé!
Xem thêm video cách trang trí mâm ngũ quả ngày Tết
Xem ngay các bài viết hay và ý nghĩa về chủ đề Tết để có thêm nhiều ý tưởng mới mẻ và độc đáo cho năm 2024
Tuyển tập nhạc Tết hay nhất | Bộ sưu tập câu chúc Tết ý nghĩa |
50+ Ý tưởng trang trí Tết | Văn khấn Tết |
Món ăn Tết theo từng vùng miền | Ý nghĩa và phong tục 7 ngày Tết Việt Nam |