Gỗ sồi, nội thất gỗ sồi – Ưu nhược điểm và báo giá chi tiết

Gỗ sồi là loại gỗ có giá trị kinh tế cao và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Từ các sản phẩm nội thất, vật phẩm trang trí cho đến việc chế tác thành các thùng chứa rượu nứt tiếng của ngành công nghiệp chế biến rượu.

Vậy đặc tính và màu sắc của gỗ sồi là gì? Ưu nhược điểm ra sao? Phân loại và giá thành chi tiết của gỗ sồi là bao nhiêu? Tất cả điều đó sẽ được Phan Hoàng Gia giải đáp ngay sau đây.

1. Giới thiệu đôi nét về gỗ sồi

1.1. Gỗ sồi là gì?

Gỗ sồi hay còn gọi là Oak tên gọi chung của khoảng 400 loài cây gỗ hay cây bụi thuộc chi Quercus của họ sồi. Cây sồi có thân cao 19m đến 25m, thường chỉ được khai thác khi trên 80 tuổi. 

Cây sồi phân bố rộng rãi trên khắp thế giới, tập trung ở các khu vực ôn đới và cận nhiệt đới như: Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á. Ở Việt Nam gỗ sồi chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài.

Gỗ sồi thuộc nhóm VII trong phân loại gỗ ở Việt Nam, thuộc nhóm gỗ tính chất mềm, dễ thi công, chế tác.

Gỗ có kết cấu dạng chai, các tế bào gỗ liên kết chặt chẽ, mang lại độ cứng và khả năng chịu lực nén, uốn xoắn tốt., được ứng dụng nhiều trong đời sống.

1.2. Có những màu gỗ sồi tự nhiên nào?

Tùy theo từng loại gỗ sồi, tùy theo từng độ tuổi và khu vực sinh trưởng của cây mà mà thân gỗ sẽ có màu sắc và đường vân khác nhau.

Gỗ sồi sở hữu những đường vân gỗ thẳng, với màu sắc đa dạng từ nâu nhạt đến nâu sậm, tạo nên vẻ đẹp tự nhiên và sang trọng, gỗ sồi đỏ  sẽ có màu nâu đậm hơn so với gỗ sồi trắng.

Hiện nay gỗ sồi còn có thể nhuộm thành các màu sắc khác nhau như trắng, xám, xanh… phù hợp theo sở thích và nhu cầu của khách hàng.

2. Ưu nhược điểm của gỗ sồi

2.1. Ưu điểm của gỗ sồi

Gỗ sồi sở hữu những tính chất ưu việt sau:

  • Độ cứng và độ bền cao: Do kết cấu dạng chai và có các tế bào gỗ liên kết chặt chẽ mang lại độ cứng và khả năng chịu lực tốt. Gỗ sồi ít bị cong vênh, chống mối mọt tốt.
  • Vân gỗ đẹp và thẩm mỹ: Vân gỗ thẳng, kết cấu tự nhiên, đều đặn có màu sắc nâu nhạt đến đậm sang trọng. Vân gỗ sồi Mỹ sắc nét và đậm hơn gỗ sồi Nga.
  • Khả năng chống thấm tốt:: Gỗ sồi có khả năng chống thấm tốt đặc biệt là Gỗ sồi trắng bởi cấu trúc tế bào gỗ đặc, ít thấm nước.
  • Dễ gia công: Thuộc nhóm VII là loại gỗ tính chất mềm thế nên Gỗ sồi dễ uốn, nắn, xoắn trong quá trình gia công, chế biến.
  • Khả năng bám dính tốt: Gỗ sồi có khả năng bám dính tốt với các loại keo, sơn, màu để tạo bề mặt bám màu xinh đẹp.
  • An toàn: Là loại gỗ tự nhiên không chứa chất độc hại, không chứa chất gây dị ứng với sức khỏe con người.
  • Có khả năng tái chế: Gỗ sồi có khả năng tái chế, đồng thời gỗ sồi có thể phân hủy sinh học không gây ra rác thải góp phần bảo vệ môi trường.

2.2. Nhược điểm của gỗ sồi

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, gỗ sồi cũng có một số nhược điểm như sau:

  • Gỗ sồi có giá thành cao: So với các loại gỗ tự nhiên phổ thông như gỗ thông, gỗ bạch đàn thì gỗ sồi có giá thành cao hơn rất nhiều, đặc biệt gỗ sồi mỹ.
  • Phản ứng với sắt: Gỗ sồi có hàm lượng tanin cao, dễ phản ứng với sắt tạo ra vệt đen. Do đó các loại đinh, vít cần phải được bọc lại bằng một loại chất liệu chuyên dụng và xử lý bề mặt để tránh gây phản ứng mất thẩm mỹ.
  • Có khả năng bị ảnh hưởng bởi môi trường: Đối với nhiệt độ Châu Á nóng ẩm gỗ sồi có khả năng bị co ngót và dẫn đến tình trạng cong vênh, hoặc nứt nẻ. Tuy nhiên nếu được xử lý tốt khả năng này vẫn rất ít hoặc rất lâu mới xảy ra.

3. Phân loại gỗ sồi

Gỗ sồi có thể phân loại theo 2 cách là nguồn gốc xuất xứ và đặc tính loại gỗ. 

3.1. Phân loại gỗ sồi theo nguồn gốc

Gỗ sồi có rất nhiều chủng loại với những màu sắc và tính chất khác nhau, các loại gỗ sồi được ứng dụng phổ biến như:

  • sồi Mỹ (American Oak): Phân bố chủ yếu ở khu vực Bắc Mỹ, vân gỗ đẹp có màu từ nâu sáng đến nâu đậm. Thân gỗ chắc chắn, cứng rắn, thân gỗ khá to.
  • sồi Nga (Russian Oak): Sinh trưởng nhiều ở miền đông nước Nga, có ít mắt gỗ, thân cây thường sẽ nhỏ hơn sồi Mỹ. Đặc tính gỗ sồi Nga khó bám màu hơn so với sồi Mỹ thế nên không thích hợp để sơn màu. Gỗ sồi Nga có độ cứng nhẹ hơn sồi Mỹ, vân gỗ mỏng và mịn hơn, màu sắc sáng hơn.
  • sồi Anh (English Oak): Phân bổ chủ yếu ở Châu Âu, có độ cứng cao, bền và vân gỗ đẹp, màu sắc gỗ ấm áp.
  • sồi Nhật (Japanese Oak): Phân bố chủ yếu ở nước Nhật và một số nước Châu Á, thân gỗ có màu từ nâu nhạt đến nâu đậm
  • sồi Pháp (French Oak): Phân bố chủ yếu ở các nước Châu Âu, có độ cứng cao, vân gỗ mịn, thường ứng dụng sản xuất thùng rượu vang.

Ở Việt Nam, gỗ sồi Mỹ và sồi Nga là 2 chủng loại được ứng dụng nhiều nhất trong thiết kế nội thất nhà ở với giá thành khá cao.

3.2. Phân loại gỗ sồi theo đặc tính 

Dựa theo đặc tính gỗ sồi được chia thành 2 nhóm chính:

Gỗ sồi trắng

  • Cấu trúc tế bào đặc, ít thấm nước, thích ứng với những nơi độ ẩm cao
  • Vân gỗ thẳng, đều đặn, có màu sắc nâu nhạt đến nâu vàng
  • Ứng dụng rộng rãi cho sản xuất nội thất và đời sống

Gỗ sồi đỏ

  • Dễ thấm nước hơn gỗ sồi trắng
  • Vân gỗ đẹp, cuộn xoắn tự nhiên sang trọng
  • Khả năng chịu lực tốt và có tải trọng nặng hơn gỗ sồi trắng
  • Ứng dụng rộng rãi cho sản xuất nội thất và đời sống

4. Cách xử lý bề mặt gỗ sồi

Để có bề mặt gỗ sồi hoàn thiện không thể thiếu các bước xử lý bề mặt vật liệu gỗ:

  • Xử lý bề mặt
  • Làm sạch bề mặt gỗ bằng phương pháp vật lý: Sử dụng khăn mềm hoặc bàn chải để loại bỏ bụi bẩn, mùn gỗ trên bề mặt gỗ.
  • Xử lý các khuyết tật:  Xử lý các lỗi như mắt gỗ, vết nứt, vết hở bằng cách trám gỗ hoặc dùng bã gỗ chuyên dụng
  • Chà nhám bề mặt gỗ và lau sạch bụi nhám 
  • Chọn phương án hoàn thiện bề mặt gỗ

Phương án 1: Sơn

  • Sơn bóng: tạo độ bóng cho bề mặt gỗ
  • Sơn mờ: tạo độ mờ, mịn, tự nhiên cho gỗ
  • Sơn lau gỗ Wood Stain: Là dòng sơn gốc dầu mang tính chất góc nước giúp bảo vệ bề mặt gỗ, giữ nguyên vẻ đẹp của từng thớ gỗ

Phương án 2: Bả dầu

  • Bã dầu giúp giữ nguyên vân gỗ tự nhiên và tạo độ bóng ấm cho bề mặt gỗ. Bã dầu thường được sử dụng cho các đồ nội thất cao cấp.

Phương án 3: Sáp ong

  • Sáp ong giúp bảo vệ bề mặt gỗ khỏi tác hại của môi trường và tạo độ bóng tự nhiên cho gỗ. Sáp ong thường được sử dụng cho các đồ nội thất trang trí.

5. So sánh gỗ sồi Nga và gỗ sồi Mỹ

Gỗ sồi Nga và sồi Mỹ đều có những ưu điểm và đặc tính khác nhau:

 

Gỗ sồi Nga

Gỗ sồi Mỹ

Đặc tính

  • Có độ cứng cao, vân gỗ đẹp, tâm gỗ từ nâu nhạt đến nâu sậm
  • Màu sắc đa dạng, các tia gỗ dài hơn gỗ sồi đỏ tuy nhiên vân gỗ không đẹp bằng sồi Mỹ
  • Chống thấm tốt hơn gỗ sồi Mỹ
  • Có độ cứng cao, vân gỗ đẹp, tâm gỗ màu nâu đỏ hồng
  • Màu sắc đa dạng, đường vân sâu nét và đậm hơn.
  • Chống thấm bình thường
  • Hàm lượng tanin cao chống mối mọt tốt hơn gỗ sồi Nga.

Giá thành

  • Giá thành cao hơn
  • Giá thành thấp hơn

Ứng dụng

  • Ứng dụng cho mọi lĩnh sản phẩm nội thất, thiết kế trang trí nhà ở, dụng cụ thể thao, tàu thuyền, thùng rượu,.. 
  • Ứng dụng cho mọi lĩnh sản phẩm nội thất, thiết kế trang trí nhà ở, dụng cụ thể thao, tàu thuyền, thùng rượu,.. 

6. Báo giá gỗ sồi 

Tùy theo hình thức sản xuất sản xuất và nhu cầu sử dụng của khách hàng mà sẽ bán gỗ sồi theo nhiều hình thức khác nhau.

Phổ biến hiện nay là bán gỗ sồi dưới dạng gỗ nguyên gốc nhập khẩu, dạng gỗ xẻ tấm, gỗ xẻ sấy, hoặc qua chế biến thành gỗ sồi ghép.

6.1. Báo giá gỗ sồi tấm

Báo giá gỗ sồi tấm dạng ghép sẽ có giá thành dao động tùy theo tiêu chuẩn ghép và độ dày của gỗ, anh chị có thể tham khảo bảng giá sau:

Loại gỗ sồi tấm

Quy cách (mm)

Giá thành

Gỗ ghép loại AC

1220 x 2440 x 8

585.000đ

Gỗ ghép loại CC

1220 x 2440 x 8

500.000

Gỗ ghép loại AA

1220 x 2440 x 10

675.000

Gỗ ghép loại AC

1220 x 2440 x 10

615.000

Gỗ ghép loại AA

1220 x 2440 x 12

700.000

Gỗ ghép loại AC

1220 x 2440 x 12

650.000

Gỗ ghép loại AA phủ keo 2 mặt

1220 x 2440 x 17

950.000

Gỗ ghép loại AA phủ keo 1 mặt

1220 x 2440 x 17

850.000

Gỗ ghép loại AA phủ keo 2 mặt

1220 x 2440 x 17

895.000

Tiêu chuẩn ghép gỗ:

  • Tiêu chuẩn ghép AA: Tiêu chuẩn này có 2 mặt đều đẹp, láng mịn, màu sắc đồng đều, không có mắc đen, cạnh ván đều được xử lý mịn màng
  • Tiêu chuẩn AB: Mặt DA đẹp, mịn màng và chất lượng, mặt B có thế có vài mắt đen, màu sắc có thể không đẹp bằng mặt A nhưng chất lượng cũng không kém quá nhiều.
  • Tiêu chuẩn ghép AC: Tiêu chuẩn này có mặt A đẹp chất lượng, đạt chuẩn. Mặt C sẽ tương đối xấu, có mắt đen, màu sắc không đều và đẹp như tiêu chuẩn mặt A. Loại tâm ghép này thường ứng dụng cho trang trí chỉ dùng mặt A đẹp phô diễn ra không gian, mặt C sẽ ốp vào bề mặt để giấu đi.

6.2. Báo giá gỗ sồi ghép thanh

Báo giá gỗ sồi ghép dưới đây là những tấm gỗ có cùng chiều dài, chiều rộng chỉ khác nhau về độ dày và tiêu chuẩn ghép.

Loại gỗ sồi ghép

Quy cách (mm)

Giá thành (VNĐ/tấm)

Gỗ ghép loại A

1220 x 2440 x 8

615.000

Gỗ ghép loại B

1220 x 2440 x 8

575.000

Gỗ ghép loại A

1220 x 2440 x 10

700.000

Gỗ ghép loại B

1220 x 2440 x 10

750.000

Gỗ ghép loại A

1220 x 2440 x 12

800.000

Gỗ ghép loại B

1220 x 2440 x 12

750.000

Gỗ ghép loại A

1220 x 2440 x 15

1.075.000

Gỗ ghép loại B

1220 x 2440 x 15

1.000.000

Gỗ ghép loại A

1220 x 2440 x 18

1.250.000

Gỗ ghép loại B

1220 x 2440 x 18

1.150.000

6.3. Báo giá gỗ sồi Nga

Bảng báo giá gỗ sồi Nga giúp anh chị hiểu thêm về giá thành gỗ sồi trên thị trường. Tùy vào tiêu chuẩn và kích thước ván gỗ sẽ có sự chênh lệch về mức giá. Trung bình giá từ 14.000.000 đ – 24.000.000đ/m3.

Loại

Tiêu chuẩn

Đơn vị tính (VNĐ/m3)

Gỗ sồi đỏ 20mm

AB

16.000.000

Gỗ sồi đỏ 38mm

AB

19.000.000

Gỗ sồi đỏ 50 mm

AB

20.000.000

Gỗ sồi đỏ 60 mm

A

23.000.000

Gỗ sồi  80 mm

A

23.500.000

Gỗ sồi trắng 20 mm

AB (RC)

19.000.000

Gỗ sồi trắng 20 mm

AB (R1C)

16.000.000

6.4. Báo giá gỗ sồi Mỹ

Gỗ sồi Mỹ có giá thành cao hơn gỗ sồi Nga bởi những đặc điểm về tích chất và vân gỗ, đồng thời một phần cũng do quá trình nhập khẩu cũng xa xôi và chọn lọc về chất lượng khắt khe hơn. 

Gỗ sồi Mỹ loại đắc nhất có thể lên tới 25.000.000đ /m3 và giá thành thấp nhất theo tiêu chuẩn cũng đã chạm ngưỡng 15.000.000đ/m3.

Loại

Tiêu chuẩn

Đơn vị tính (VNĐ/m3)

Gỗ sồi đỏ 20 mm

FAS

25.000.000

Gỗ sồi đỏ 20 mm

1 COM

20.000.000

Gỗ sồi đỏ 20 mm

2 COM

15.000.000

Gỗ sồi đỏ 26 mm

1 COM

18.000.000

Gỗ sồi đỏ 32 mm

1 COM

22.500.000

Gỗ sồi đỏ 38 mm

1 COM

23.000.000

Gỗ sồi đỏ 51 mm

1 COM

24.500.000

Gỗ sồi trắng 20 mm

1 COM

21.000.000

Gỗ sồi trắng 26 mm

1 COM

22.000.000

Gỗ sồi trắng 32 mm

1 COM

23.000.000

Gỗ sồi trắng 38 mm

1 COM

24.000.000

Gỗ sồi trắng 51 mm

1 COM

25.000.000

Tiêu chuẩn gỗ của Hiệp hội Hỗ trợ Gỗ cứng Quốc gia (NHLA):  

  • Theo Hiệp hội Hỗ trợ Gỗ cứng Quốc gia (NHLA) thì FAS là viết tắt của “First And seconds”, có nghĩa là những tấm gỗ này thuộc hàng loại top đầu. Có ít nhất là 83,3 % diện tích bề mặt chất lượng, đẹp, không có lỗi và đạt độ hoàn mỹ theo tiêu chuẩn. Ngoài ra tấm gỗ phải có chiều dài ít nhất là 8 feet (2,44m)và chiều rộng ít nhất là  6 inches (15,24cm)
  • 1 COM: Là tiêu chuẩn gỗ phổ biến hiện nay cho dòng gỗ nhập khẩu. Để đạt được tiêu chuẩn này tấm gỗ phải có chiều dài tối thiểu là 4 feet (1,22m), chiều rộng là 3 inches (7,62cm) và có Ít nhất 66,6% diện tích gỗ phải không có lỗi. Mặt tốt phải tương đối sạch sẽ, có thể có một số khuyết điểm nhỏ như mắt chết nhỏ, vết nứt nhỏ và sự biến màu nhẹ. Mặt sau có thể có nhiều khuyết điểm hơn mặt tốt, nhưng vẫn phải có chất lượng chấp nhận được.
  • 2 COM: Cũng là tiêu chuẩn gỗ phổ biến có kích thước tối thiểu như tiêu chuẩn 1COM nhưng diện tích bề mặt gỗ không có lỗi chỉ cần đạt 50% là được thông qua. Cả mặt tốt và mặt sau đều có thể có nhiều khuyết điểm hơn so với C1, bao gồm mắt chết lớn hơn, vết nứt rõ hơn, cong vênh và sự biến màu.

6.5. Báo giá tủ bếp gỗ sồi

Giá tủ bếp gỗ sồi sẽ tùy theo nhà cung cấp và cách xử lý bề mặt gỗ mà có sự chênh lệch. Tuy nhiên, anh chị có thể tham khảo mức giá tương đối cho tủ bếp gỗ sồi chưa bao gồm mặt đá và phụ kiện:

  • Tủ bếp trên: 3.500.000 – 5.500.000 đ/md (mét dài)
  • Tủ bếp dưới: 4.000.000 – 6.500.000 đ/md

Ví dụ: Tủ bếp chữ I dài 2.4m, cao 2.2m, sử dụng gỗ sồi Nga thì giá phần gỗ sẽ là:

  • Giá tủ bếp trên: 2.4m x 3.500.000 đ/md = 8.400.000 đ
  • Giá tủ bếp dưới: 2.4m x 4.000.000 đ/md = 9.600.000 đ Tổng giá: 18.000.000 đ

7. Ứng dụng của gỗ sồi trong ngành công nghiệp nội thất

Gỗ sồi được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp nội thất và nhận được rất nhiều sự yêu thích của khách hàng bởi tính chất gỗ tốt và bền bỉ. 

Ngoài ra so với các loại gỗ tự nhiên khác như gỗ Hương, gỗ Óc Chó, gỗ thì gỗ sồi có mức giá thấp hơn.

Gỗ sồi có thể làm thành các sản phẩm nội thất như: tủ bếp, cửa gỗ, bàn ăn, bàn trà, giường ngủ, ghế, tủ quần áo, tủ trưng bày,.. 

Đồng thời có thể áp dụng cho việc thiết kế – thi công nội thất cho không gian nhà ở như ốp trần, ốp tường (làm lam gỗ), lát sàn, vách ngăn.

FAQ – Các câu hỏi thường gặp về Gỗ Sồi

Gỗ sồi đực có tốt không?

Gỗ sồi đực là một thuật ngữ thường không được sử dụng trong ngành gỗ. Dựa theo đặc tính gỗ sồi chỉ được chia làm gỗ sồi trắng và gỗ sồi đỏ.

Gỗ sồi có bị mối mọt không?

Theo tự nhiên gỗ sồi vẫn có thể bị mối mọt, tuy nhiên còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như:

  • Môi trường sản phẩm gỗ nếu bị ẩm thấp sẽ dễ bị mối mọt tấn công hơn môi trường sạch sẽ, sáng sủa.
  • Gỗ được sấy khô và xử lý bề mặt đúng cách sẽ rất ít bị mối mọt tấn công.
  • Gỗ sồi trắng có hàm lượng tanin cao hơn sẽ chống mối mọt tốt hơn gỗ sồi đỏ.
  • Gỗ sồi từ Châu Âu sẽ chống mối mọt tốt hơn gỗ sồi Châu Á do đặc tính sinh trưởng.
cta phan hoang gia
Liên hệ ngay cho PHG
Tập thể Phan Hoàng Gia xin chào Anh Chị!
Tập thể Phan Hoàng Gia xin chào Anh Chị!