Phong thủy nhà ở ảnh hưởng trực tiếp đến cát hung, họa phúc, thọ yếu và vận khí của gia đình, chẳng những thế nó còn tác động trực tiếp đến nhân mạch và tài năng con cháu sau này.
Nếu anh chị đang quan tâm đến chủ đề phong thủy nhà ở mà chưa có thông tin gì thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho anh chị đầy đủ kiến thức về 11 nguyên tắc trong phong thủy và cả những 9 lỗi tối kỵ nên tránh.
Nếu vô tình phạm lỗi trong phong thủy bài viết cũng sẽ có cách hóa giải để giúp gia đình hòa thuận, khỏe mạnh và có phúc khí lâu dài.
Video phong thủy nhà ở
Anh/Chị có thể tham khảo thêm một số nội dung liên quan đến bài viết này nhé!
1. Phong thủy nhà ở là gì? Tại sao cần hiểu về phong thủy nhà ở?
Theo Wikipedia phong thủy (chữ Hán:風水) là học thuyết có nguồn gốc bắt nguồn từ Trung Quốc cổ đại, phong thủy học chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước tự nhiên đến đời sống của con người.
Nói dễ hiểu hơn, “Phong” có nghĩa là “gió”, là hiện tượng không khí chuyển động và “Thủy” có nghĩa là “nước”, là dòng chảy của dòng nước, chúng tượng trưng cho địa thế.
Để xem phong thủy không phải chỉ đơn thuần xem xét hai yếu tố nước và gió mà là tổ hợp hàng loạt yếu tố về địa hình xung quanh nhà ở. Có thể là mảnh đất anh chị đang cư ngụ hay rộng hơn là cả thành phố, đất nước đang sinh sống.
Nói một cách vĩ mô phong thủy luôn tồn tại xung quanh chúng ta, nó liên quan đến cát hung, họa phúc, thọ yếu, vận khí của con người.
Nếu là “cát” ắt là phong thủy hợp người, “hung” ắt là phong thủy không hợp cần có các biện pháp cải thiện hoặc hóa giải.
Chính vì thế anh chị nên có những hiểu biết căn bản để tránh phong thủy nhà ở xấu ảnh hưởng vận khí của bản thân và gia đình.
2. Hoàn cảnh sống lý tưởng trong phong thủy nhà ở mang lại vận khí
2.1. Đường đi lấy thông thương làm chính
Điều đầu tiên nên chú ý đường xá ở bốn phía quanh nhà như thế nào. Trong phong thủy học đường diện tích lớn được gọi là “thủy long”, phàm là đường quốc lộ thuộc trục đường chính sẽ được coi là “đại long”, các hẻm nhỏ sẽ tựa như nhánh sông.
Anh chị có thể hiểu đơn giản là đường càng đẹp, càng rộng rãi và thoáng đãng thì tài lộc càng nhiều.
Tiếp đó đường đi cũng chú trọng sự thông thương, vị trí quá hoang vắng và ít tiện nghi công cộng cũng không phải vị trí lý tưởng.
Quan trọng hơn khi xem đường trong phong thủy là anh chị tuyệt đối không nên để có đường đâm thẳng vào trước cửa nhà. Vì như thế là trong nhà sẽ dễ xảy ra bất hoà, con đường kia sẽ mang bệnh tật từ bên ngoài vào thẳng trong nhà và đem cát khí từ trong nhà đi mất, thế nên phải hết sức lưu ý.
Để hóa giải chuyện này, anh chị có thể dùng một chiếc gương Bát Quái hoặc đặt một khối đá phong thủy mang nhiều năng lượng để chắn khí xấu đâm thẳng vào nhà.
2.2. Dương trạch tốt trong phong thủy
Dương trạch tốt nghĩa là các phương diện trong nhà ở đều phải hài hoà và cân bằng để đề phòng tai hoạ.
Anh chị phải bảo đảm vệ sinh sạch sẽ bên trong và cả xung quanh nhà ở, không gian sống phải đảm bảo sự thông thoáng và yên tĩnh để luồng khí, luồng gió lưu thông thông thuận khắp nhà.
Đặc biệt hơn khi thiết kế và thi công nội thất, phải bảo trong nhà có đủ ánh sáng để dương khí mạnh mẽ lấn át những âm khí xấu. Vì không gian nhà âm u sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cả sức khỏe và tâm trí.
2.3. Loại hình thổ trạch cực quý
Luật về loại hình thổ trạch nhà ở, phàm mé bên trái có lưu thủy (sông, dòng chảy), thuật phong thủy gọi là có Thanh Long, mé phải có đường dài, gọi là Bạch Hổ, phía trước có ao hồ gọi là Chu Tước, đằng sau có gò cao gọi là Huyền Vũ, trong phong thủy học đây là thế đất đất cực quý.
Sẽ thật may mắn nếu anh chị tìm được một mảnh thổ trạch có địa hình tự nhiên đẹp như thế, nhưng nên lưu ý phàm là thế tự nhiên thì sẽ luôn tốt hơn do con người cố tình xây đắp mà thành.
2.4. Thế nhà trong phong thủy học
Xét về thế nhà trong phong thủy học, nhà dài theo hướng Nam Bắc, hẹp theo hướng Đông Tây là cát. Ngược lại nếu hướng Nam Bắc mà hẹp, hướng Đông Tây dài là hung.
Xây nhà mà nhà trước sau vuông vức được xem là đại cát, nếu phía sau thót vào hoặc nhọn hoắc sẽ phạm vào điềm xấu.
Anh chị nên lưu ý rằng phía trước nhà có đồi núi bằng, tròn trịa ắt nhà đại cát, ngược lại đồi núi nhọt hoắc, đá sỏi quá nhiều hoặc thế yếu trơ trọi sẽ không yên ổn và khó vững bền.
Tải ngay bộ tài liệu phong thủy MIỄN PHÍ giúp Anh/Chị bố trí nội thất hợp lý mang đến tài lộc và thịnh vượng
3. Nguyên tắc chọn đất xây nhà theo thuật phong thủy anh chị nên biết
3.1. Chọn hình dạng mảnh đất mang hình dáng tốt
Hình dạng mảnh đất vuông vức là tốt nhất cho việc xây dựng nhà ở. Phàm là đất hình tam giác thì khó lòng vận dụng, đây là hình dạng đất hung tướng, không phù hợp để xây nhà ở, người ở dễ bị mệt mỏi mắc các bệnh đau dạ dày.
Đất hình tròn cũng được xem là thế hung tướng, không tốt để xây nhà ở
Trường hợp đặc biệt nhất là đất hình thang:
- Đất hình thang nếu thích thước mặt giáp đường hẹp rộng về phía sau là địa hình dễ ngưng tụ địa khí là đất cát tướng
- Đất hình thang nếu thích thước mặt giáp đường rộng hẹp dần về phía sau thì địa khí dễ lưu tán, năng
3.2. Thế đất tốt và xấu trong phong thủy nhà ở
3.2.1. “Cự Môn thổ tinh” – Thế đất giữ được tiền của trong phong thủy
Dạng “Cự Môn thổ tinh”: loại địa hình này trong phong thủy được xem là thế đất rất tốt, tức à quanh nhà có đường đi hoặc sông bao bọc, thế nên dồi dào thủy khí. Đây được xem là nơi lý tưởng vì có thể bao bọc tiền của trong nhà.
Cự Môn trong văn hóa Trung Quốc từ xa xưa là tên của thần tài vận, sống ở đây anh chị có thể giữ được tiền của, sống càng lâu tích lũy được của cải càng nhiều.
3.2.2. “Nước cong chín khúc” – Thế đất cát tướng hiếm có trong phong thủy
Thế đất “Nước cong chín khúc”: Đây là địa hình địa khí khó lưu tán, được xem là địa hình cát tướng trong phong thủy.
Dòng sông uốn lượn quanh co gọi là nước cong chín khúc, nếu không có sông thì xem dòng chảy như đường đi cũng được.
Dòng nước có thể lưu được địa khí và trên chỗ uốn khúc địa khí sẽ khó lưu tán, xây nhà trên vị trí này thì luồng khí lưu thông và giữ lại được vận thế rất tốt.
3.2.3 “Dạng chữ bát” – Thế đất xấu trong phong thủy
Thế đất “Dạng chữ bát”: Có một dòng sông hay đường đi chọc thẳng vào cửa chính rồi chảy sang hai bên là dạng chữ bát, thuộc địa hình xấu.
Phàm là cái gì đâm thẳng vào nhà nhất là từ cửa chính đều mang ý nghĩa không tốt, vì dễ mang các khí xấu thẩm chí sát khi vào thẳng trong nhà.
Đây được xem là địa hình dễ gây mâu thuẫn, bất hòa và tranh cãi trong gia đình, dễ bị bệnh đau mắt.
3.2.4. “Dạng cung ngược” – Thế đất xấu trong phong thủy
Thế đất “Dạng cung ngược”: đây là địa hình mà lưng của con sông hoặc đường đi quay lại với chính diện ngôi nhà.
Dạng địa hình này cũng là thế đất thuộc dạng hung tướng, trên thực tế dù lưng dòng sông hay con đường mà quay về bên trái bên phải, phía trước hay sau nhà ở thì đều không tốt.
Vì phàm là cái gì mà lưu thông ngang qua như dòng chảy của nước hay xe cộ mà lướt qua nhanh chóng và quay lưng lại với ngôi nhà đều mang ý nghĩa không tốt.
4. Chọn hướng nhà theo thuật phong thủy
4.1. Cách xác định quẻ mệnh của chủ nhà để chọn hướng phong thủy nhà ở
Trong phong thủy nhà ở để xác định được hướng xây nhà tốt đúng với mệnh của chủ thì đầu tiên phải xác định được quẻ mệnh tương ứng.
Năm sinh của mỗi người sẽ tương ứng với một “mệnh trạch”, trong bát trạch phong thủy chia thành Tây tứ mệnh và Đông tứ mệnh:
- Đông tứ mệnh tương ứng với các số là 1, 3, 4, 9. Đông tứ mệnh bao gồm các quẻ: Chấn (hành Mộc), Tốn (Mộc), Li (Hỏa), Khảm (Thủy).
- Tây tứ mệnh tương ứng với các số là 2, 6, 7, 8. Tây tứ mệnh bao gồm các quẻ: Càn (Kim), Khôn (Thổ), Cấn (Thổ), Đoài (Kim).
Trường hợp đặc biệt nhất là số 5, nếu chủ nhà là nam sẽ quy ra số 2, còn nếu là nữ giới quy ra số 8.
4.2. Cách tính năm sinh quy ra quẻ mệnh trong phong thủy
Cách tính năm sinh của chủ nhà để quy ra quẻ mệnh trong phong thủy gồm 3 bước như sau:
- Xác định năm sinh chủ nhà
- Cộng dồn tất cả các con số trong ngày sinh
- Lấy tổng tách ra 2 số rồi cộng lại ra số chủ đạo cuối cùng
Ví dụ chủ nhà là nam sinh 1986, thì tính như sau:
1+9+8+6=24 => 2+4=6
Kết quả cuối cùng là 6 vậy chủ nhà thuộc Tây tứ mệnh.
4.3. Cách chọn hướng nhà ở đẹp cho gia chủ
Điều đầu tiên Phan Hoàng Gia muốn anh chị phải ghi nhớ là hướng nhà là hướng cửa chính.
Quan niệm xác định hướng nhà từ hướng cửa phụ, hướng ban công hay hướng cửa sổ hay hướng đón sáng là hoàn toàn sai lầm. Nếu anh chị ở căn hộ chung cư thì hướng nhà vẫn xác định là hướng cửa chính.
Để xác định được hướng nhà đầu tiên anh chị phải đứng ở vị trí tâm nhà rồi nhìn về hướng cửa chính và dùng la bàn xác định hướng đó là hướng gì.
Với chủ nhà là Đông tứ mệnh thì hướng Bắc, Nam, Đông và Đông Nam là lý tưởng nhất trong phong thủy nhà ở.
Với chủ nhà là Tây tứ mệnh thì hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc là hướng đẹp và phù hợp nhất.
Trong quá trình làm nội thất sẽ không tránh khỏi những sai lầm không đáng có, vậy những sai lầm đó là gì? Anh/Chi cùng Phan Hoàng Gia xem qua để tránh được những sai làm khi làm nội thất nhé!
5. Cách chọn mua nhà ở đúng nguyên tắc phong thủy
Trong “Trạch Kinh” có viết rằng: “Nhà ở, gốc con người, con người lấy nhà làm gia đình”. Nếu nhà ở bình yên thì gia đình mới tốt lành, nếu nhà ở không bình yên thì gia tộc suy vị.
Nhà ở có tàng phong khí tụ tốt cần có 3 yếu tố:
- Có vị trí môi trường tốt
- Có bố cục xây dựng
- Có khí thế
5.1. Thời gian xem nhà phù hợp
Thích hợp nhất là vào lúc ánh sáng mặt trời chiếu rộng khắp nhà, lúc nào có thể quan sát rõ môi trường bên trong và môi trường bên ngoài.
Nếu thời điểm chiều hoặc tối thì khó để anh chị có thể quan sát và phán đoán khí tượng trong nhà.
Khi đi có thể mang theo thú cưng và trẻ nhỏ, trẻ nhỏ và thú cưng nhất là chó và mèo trong phong thủy mang ý nghĩa đặc thù với giác quan nhạy bén hơn người lớn. Chúng được xem có thể dễ dàng cảm nhận được điều không tốt hoặc không sạch sẽ.
5.2. Chú ý quan sát tổng quát nhà ở
Khi bước vào cửa nhà anh chị nên dừng lại một lát để quan sát toàn bộ môi trường tổng quan bên trong căn nhà. Nhà ở có bị chật hẹp, tối tăm hay ẩm thấp quá không, bố trí có rối mắt không.
Khi vào cần chú ý đến các vấn đề ánh sáng có đủ không, cảm giác không khí có nóng quá hay lạnh quá không, cảm nhận hướng gió tụ tán ra sao để từ đó biết nhà có đông ấm hạ mát hay không.
5.3. Chú ý hình thế và môi trường bên ngoài ngôi nhà
Xem hình thế núi non bên ngoài nhà thuộc môi trường phong thủy gì. Nếu bên ngoài có núi thì phải xem núi có hình dạng gì, có đẹp không, đá xếp có lộn xộn hay không.
Nếu hình dáng núi đẹp tất có văn nhân nhã sĩ, nói vậy tất có sinh ra người tài ba khỏe mạnh, trái lại núi hình thế kém trong nhà sinh nam nhi thì sẽ thiếu khí cương dương.
Nếu nhà tựa núi có hình dạng lồi lõm, đá mọc lởm chởm đó là hung sơn, gặp trường hợp này có thể treo rèm cửa dày để hóa giải.
Còn trong thành phố chọn nơi đất bằng phẳng, thông thoáng và sáng sủa, trên đất có cây cỏ tươi tốt ngụ ý nơi này sinh khí tốt nên thực vật có thể phát triển. Nơi quá ồn ào, xe cộ quá đông đúc, tắc nghẽn hoặc bị khuất gió không nên chọn.
5.4. Một số lưu ý khi chọn vị trí nhà
Khi xem vị trí nhà cần chú ý quan hệ nhà với đường đi và sông ngòi cũng như môi trường xung quanh:
- Đường đi hoặc sông phía trước nhà uốn lượn hình chữ U: Nếu nhà ở ngay đúng phần chữ U thì khác gì ở nơi có thành quách bảo vệ. Nhưng nếu không ở phần cong này thì khó tránh cảm giác khó chịu, không an toàn.
- Nhà ở trên đất hình tam giác: đất này có góc nhọn sẽ là nơi giao nhau hình chữ Y, xe cộ 2 bên sẽ gây ồn ào, hỗn loạn không hợp với nguyên tắc tứ bình bát ổn.
- Phía trước nhà có đường đi hoặc sông ngòi hình chữ T: Đây cũng là nơi hỗn loạn là địa hình không tốt.
- Trên cùng một mảnh đất, dựng ba ngôi nhà liền nhau, nhà ở giữa không gặp cát lợi
- Trước cửa, nhìn thẳng có một ngôi nhà trống, thì nam nữ thường than khóc, nghĩa là hay phát sinh những chuyện bất hạnh
- Phía trước và sau nhà, rãnh nước không nên phân thành hình chữ bát, nước chảy ra cả đằng trước đằng sau, chủ tuyệt tử, tán tài
- Đền chùa, nhà ở ngay trước cửa nhà, người nhà thường mắc bệnh thần kinh suy nhược.
- Nếu vị trí đất có 2 nhà bên cạnh quá cao, hay là hai tòa cao ốc mà anh chị không thể xây nhà có độ cao tương ứng thì không nên chọn, vì khi đó nhà sẽ lọt thỏm ở giữa dễ bị công kích và gặp sát khí.
6. Dấu hiệu phong thủy nhà ở tốt và xấu mà không phải ai cũng biết
6.1. Dấu hiệu phong thủy nhà ở tốt
Dựa vào mắt thường và cảm nhận cũng có thể cơ bản cảm nhận được phần nào phong thủy nhà ở hiện tại của anh chị có tốt hay không dựa trên các yếu tố cơ bản sau:
- Nhà có kết cấu vững chắc, bền bỉ không bị nứt tường hoặc ngập lúng
- Nhà có địa thế bằng phẳng, vuông vắn
- Cây cỏ xung quanh tươi tốt, xanh mát
- Hay có chim chóc, động vật làm tổ hoặc ghé đến
- Gió thông thoáng và tràn ngập ánh sáng
- Thiết kế nhà không bị khuyết góc
- Gia đình hòa thuận, trẻ em ít quấy khóc vô cớ
6.2. Dấu hiệu phong thủy nhà ở không tốt
Dưới đây là các dấu hiệu dễ nhận thấy nhất nếu phong thủy nhà ở không tốt:
- Không gian nhà âm u, thiếu sáng, thiếu gió lưu thông
- Cây cối không phát triển, khô héo
- Nhiệt độ thay đổi thất thường gây khó chịu
- Có tiếng động lạ quanh nhà
- Động vật hay gây tiếng động lạ
- Đồ vật thường xuyên biến mất hay thay đổi vị trí
- Trẻ em hay quấy phá vô cớ hoặc có biểu cảm sợ hãi
- Đêm ngủ hay gặp ác mộng, bất an
- Tính cách các thành viên trong gia đình vui giận thất thường
- Có bóng lạ trong nhà
- Trong nhà có mùi hương lạ
6.3. Cách hóa giải điều xấu trong phong thủy nhà ở
Tùy theo từng trường hợp mà trước khi thiết kế nội thất và xây dựng nhà cần lưu ý đừng để có quá nhiều điềm xấu sẽ rất khó khắc phục.
Bên trong nhà anh chị có thể đổi màu sơn tường màu về các màu ấm hoặc nóng giúp dương trạch có cảm giác ấm áp và dễ chịu hơn.
Luôn quét dọn nhà sạch sẽ nhất là các góc khuất để âm khí không có nơi lưu trú, đảm bảo ánh sáng tự nhiên và nhân tạo kết hợp để giúp nhà sáng sủa hơn.
Trồng thêm cây xanh phong thủy bên ngoài và bên trong giúp không khí tuần hoàn tốt hơn
Sử dụng các vật phẩm phong thủy để bày trí (Cần có lời khuyên của các thầy phong thủy).
Tải MIỄN PHÍ Checklist cần chuẩn bị trước khi làm nội thất Anh/Chị nhé!
7. 9 “Lỗi” tối kỵ trong phong thủy nhà ở chủ nhà nên lưu ý
- Chái nhà giống như chân tay của người nếu khuyết (thiếu) một bên, coi như tàn phế. Theo lý luận phong thủy học nhà mà bên phải không có chái thì nữ nhân thường mất sớm, bên trái không có chái thì nam nhân vong.
- Tối kỵ cư trú ở nơi xung yếu, ở đền chùa, miếu mạo, ở gần nơi thờ cúng quy mô lớn, ở nơi giao thông bất tiện, cỏ cây cằn cỗi xác xơ, ở ngay nơi dòng chảy xộc thẳng tới, ở đối diện với cổng nhà lao, ở ngay cửa bể.
- Nhà ở dưới gầm cầu, sát bên cầu cống, chủ bất lợi cho con cháu
- Trước nhà không nên thấy có phiến đá màu hồng, đỏ, trắng, rộng vài ba thước, chủ hung
- Phía trước nhà kỵ có ao, sau nhà kỵ có cửa sổ
- Phàm hai cánh cổng phải có độ lớn bằng nhau, nếu cánh bên trái lớn hơn, chủ thay vợ, nếu cánh bên phải lớn hơn chủ cô quả.
- Trước sau nhà ở kỵ đối diện bếp nhà người khác, phía sau phòng kỵ có giếng.
- Nhà cửa kỵ nhiều cửa sổ, phòng kỵ cửa nhiều hình cánh bướm.
- Cầu thang kỵ xộc thẳng vào cửa phòng.
8. Cách khắc phục lỗi phong thủy nhà ở thường gặp anh chị cần phải biết
8.1. Cách khắc phục lỗi nhà ở đối diện với nhà hoang, đổ nát
Nếu đối diện nhà ở là một căn nhà hoang đổ nát thì khí xấu và hung khí ở đây dễ tác động và ảnh hưởng xấu đến nhà anh chị.
Trong trường hợp này, anh chị cần treo một chiếc gương Bát Quái ở cửa chính đối diện căn nhà để hóa giải
Nếu không có gương bát quái thì một chuông gió đá mã não cũng có tác dụng tương tự. Hoặc cũng có thể dùng tượng Tam Đa để hoá giải hung khí một cách hiệu quả.
8.2. Cách khắc phục lỗi cửa chính nằm trên đường thẳng với nhà bếp
Trong phong thủy cửa chính là nơi “tiếp khí” thì cửa bếp được xem là nơi “bài suy khí”. Thế nên việc ngăn chặn nó nằm trên đường thẳng là rất cần thiết, để hạn chế sự mất cân bằng trong khi lưu thông luồng khí.
Để khắc phục lỗi cửa chính nằm trên đường thẳng (đối diện) nhà bếp anh chị có thể đặt một bức bình phong, một chậu cây cảnh to, thiết kế quầy bar hoặc treo rèm để tạo sự ngăn cách vô hình giữa giữa 2 nơi.
Đây là cách đơn giản nhất để tránh hai nơi này nằm ngay trên một đường thẳng, giúp hạn chế việc khí lưu vừa vào nhà là bài khí nhanh chóng thông qua phòng bếp.
8.3. Cách khắc phục xà ngang chiếu thẳng xuống bàn thờ gia tiên
Theo phong thủy học vị trí xà nhà là nơi dòng khí tương đối mạnh mà chủ yếu là sát khí, nếu anh chị để xà nhà đè thẳng lên bàn thờ thì không tốt chút nào.
Bàn thờ là nơi thờ cúng tổ tiên, nhớ ơn những người đã mất, một nơi thiêng liêng như thế mà để sát khí ảnh hướng sẽ rất xấu đối với con cháu sau này ảnh hưởng lớn đến vận khí và sức khỏe cả gia đình.
Cách hóa giải khá đơn giản anh chị chỉ cần thiết kế nội thất nhà phố anh chị thêm một chiếc la phông trên trần che đi xà ngang chiếu thẳng xuống.
8.4. Cách hóa giải nhà ở đối diện đình, miếu tâm linh
Nếu nhà đối diện trực tiếp với đình, miếu anh chị nên trồng một hàng rào cây lớn quanh nhà để hóa giải phong thủy.
Nếu đủ điều kiện nên treo thêm một chiếc gương bát quái ở ngay cửa chính để giữ vượng khí ở lại, tống khứ hết âm khí ra ngoài.
Nếu may mắn hơn ngôi nhà của anh chị nằm lệch về 1 bên của đình, chùa chứ không phải là đối diện trực tiếp thì chỉ cần treo 1 chiếc gương lồi ở cửa chính là đã đủ rồi.
8.5. Cách khắc phục khi xây nhà không hợp tuổi
Trong dân gian có câu “Lấy vợ xem tuổi đàn bà, xây nhà xem tuổi đàn ông” chính vì lẽ đó khi xây nhà thường xem tuổi của người chồng (dương) để xem có hợp năm hợp tháng để động thổ xây nhà không.
Nếu anh chị đang trong trường hợp cần xây nhà gấp nhưng tuổi người chồng lại không hợp có thể hóa giải bằng cách “mượn tuổi”.
“Mượn tuổi” chính là việc chủ nhà nhờ một người đàn ông khác có năm tuổi hợp để đứng ra làm lễ động thổ khi xây nhà.
Tốt nhất là mượn người đàn ông tuổi trên 40, nên là trong dòng họ thân thuộc hoặc người đáng tin cậy và anh chị lưu ý không mượn người đang chịu tang trong người.
Vậy làm thế nào để mượn tuổi thành công?
Để mượn tuổi chủ nhà cần viết giấy bán đất cho người được mượn tuổi, có thể viết tay hoặc đánh máy đều được.
Chú ý cần viết đúng thủ tục và đầy đủ thông tin như tờ giấy thật sự, và trong lúc đó phải có người đứng ra chứng kiến quá trình này, nhưng đây cũng chỉ là tượng trưng chủ nhà sẽ tự giữ lấy tờ lấy này. Một năm sau viết giấy mua đất lại với giá cao hơn bàn đầu là hoàn thiện.
Trong thời gian đó người mượn tuổi cần đứng ra làm lễ động thổ và lễ nhập trạch giúp chủ nhà là đã đủ thủ tục mượn tuổi.
Tải ngay bộ tài liệu phong thủy bên dưới để biết cách hóa giải “lỗi” thường gặp trong phong thủy Anh/Chị nhé
9. Chọn môi trường xây nhà theo ngũ hành
9.1. Môi trường hành thủy và các yếu tố phong thủy
Môi trường hành thủy nói dễ hiểu là môi trường có thủy tức là nước. Ở nơi này thủy chiếm vai trò chủ đạo, tất yếu phải có ao, đầm, kênh, rạch, sông ngòi chi chít bao bọc.
Đồng thời môi trường hành thủy còn bao gồm những thứ nhân tạo có trong nó như các kiến trúc có hình dạng và màu sắc ủy mị, cây cối rộng tán bao trùm.
Ở đây phù hợp phát triển với hành mộc, kỵ các dạng thẳng nhọn của hành hỏa, vì thủy sinh mộc song lại xung khắc với hỏa.
9.2. Môi trường hành mộc và các yếu tố phong thủy
Tương tự như thế môi trường hành mộc sẽ có yếu tố mộc chiếm chủ đạo. Trong tự nhiên mộc là nơi nhiều cây xanh, ruộng đồng phì nhiêu với màu xanh làm chủ đạo.
Về nhân tạo mộc là các công trình kiến trúc làm từ các vật liệu tự nhiên như tre, nứa, gỗ, mây.
Ở môi trường này các kiến trúc mang hành hỏa khá phù hợp như: nhà cao với mái nhọn, mái lồi góc cạnh.
Sống ở môi trường này con người sẽ vui vẻ, bình thản, cũng tốt cho sự phát triển doanh nghiệp song lại không bền vững.
9.3. Môi trường hành hỏa và các yếu tố phong thủy
Môi trường thuộc hành hỏa là “bốc”: Núi nhọn, cây cao thẳng, ở đây cảnh quan chủ yếu là nhân tạo, con người xây những tòa nhà cao vút, mái nhọn sáng màu, có thể coi đây là môi trường của thành phố.
Trong tự nhiên môi trường hành hỏa được điểm tô bằng vài ngọn núi cao uy nghi làm lá chắn giữ sinh khí.
Sinh sống ở môi trường này thường sẽ bền vững vì “Hỏa sinh Thổ”, thế nên đất đai ngày càng có giá trị vì được “Hỏa” bổ sung sinh khí dồi dào.
“Trời sinh đất dưỡng” nghĩa là “Hỏa -Thổ hài hòa”. Chung quy lại nhà đất ở đây là nơi tốt, bền vững.
9.4. Môi trường hành thổ và các yếu tố phong thủy
Đặc điểm của môi trường hành thổ là nơi đất bằng phẳng, không có nơi thấp nơi cao. Đất nhiều nước ít nghĩa là nơi đây ít cây cối um tùm, ao đầm, sông nước.
Về nhân tạo môi trường hành thổ có thể nói đến các kiến trúc có dạng mái bằng, hình thế vuông vức, vững chắc, màu sắc sáng sẩm.
Ở môi trường này hành kim sẽ phát triển tốt, hành thủy thì tương đối bị kìm hãm vì xung khắc.
9.5. Môi trường hành kim và các yếu tố phong thủy
Môi trường thuộc Hành Kim trong tự nhiên hành kim thường là các địa hình đồi dạng bát úp. Phần lớn trên khu vực đồi này là đồi trọc, không có nhiều cây cối um tùm.
Trong nhân tạo những công trình kiến trúc sẽ thường là thiết kế mái vòm cong có sườn bằng kim loại lại càng tăng tính chất kim của Hành Kim.
Đặc tính của kim loại là có tính sắc lạnh, thế nhưng trong môi trường này công nghiệp hóa thì vẫn tốt, tuy nhiên trong thương mại thì không quá tốt.
10. Cách bày trí phong thủy phòng khách tăng vận khí và hạnh phúc cho gia đình
10.1. Chọn vị trí phù hợp cho phòng khách
Có thể xem phòng khách là “bộ mặt” của căn nhà, vì thế khi chọn vị trí cho căn phòng này, anh chị nên chọn phòng gần cửa ra vào bởi đây là vị trí thích hợp để lưu thông và tích tụ khí.
Nếu nhà có hành lang hoặc huyền quan, anh chị nên dọn dẹp gọn gàng và sạch sẽ, luôn đảm bảo ánh sáng đầy đủ cho lối vào để luồng khí vào nhà được lưu thông.
Khi xây dựng và thiết kế nội thất biệt thự hay nhà phố có nhiều tầng, nên chọn phòng khách ở vị trí thấp so với phòng ngủ và phòng bếp để gia chủ dễ dàng quan sát được mọi hoạt động trong nhà.
10.2. Hình dạng phòng khách hợp phong thủy nhà ở
Nên chọn phòng khách hình vuông hoặc hình chữ nhật là tốt nhất, khu vực ngồi
cũng nên tương ứng với hình dạng của phòng.
Ví dụ với phòng khách hình chữ nhật hoặc hình vuông thì nên kê ghế sofa theo hình chữ L.
Nếu bắt buộc phải chọn một phòng khách không được vuông vắn cho lắm thì anh chị nên kê tủ hoặc dồn nội thất khác sao cho khoảng trống trong nhà vuông vắn.
Hoặc nếu nhà anh chị có góc khuyết thì nên sử dụng gương để tạo nên góc tượng trưng cho phòng khách.
10.3. Điều chỉnh vật phẩm trong phòng khách
Có những vật dụng khi trang trí sẽ gây ảnh hưởng đến luồng khí trong nhà như huy chương, kiếm, thú nhồi bông.
Những vật trên nếu treo trên tường dễ gây bất hòa, tranh cãi với các thành viên khác trong gia đình, từ đó dẫn đến gia đình có phần xa cách và thiếu tình cảm.
Có thể đặt một số vật phẩm phong thủy và các loại hoa, cây xanh mang ý nghĩa phú quý cát tường, cũng có thể cân nhắc đến việc treo tranh để vừa thẩm mỹ vừa đảm bảo phong thủy.
10.4. Chú ý luồng khí lưu thông trong phòng khách
Nên chọn vị trí khô ráo, thoáng đãng để đặt phòng khách bởi luồng khí sẽ đi từ cửa chính vào phòng khách nên nên này cần phải sạch sẽ.
Ngoài ra phía ngoài nhà cũng phải sạch sẽ, nếu phía trước có cống rãnh thì khí xấu sẽ đi vào nhà ảnh hưởng đến sức khỏe trong nhà.
Phía ngoài nhà cũng không nên có tường quá cao bao vay hay cây quá to lớn chĩa thẳng vào nhà đều này cũng không tốt trong phong thủy.
10.5. Lưu ý đến sàn nhà là điều cần thiết
Trong phong thủy thường điều gì gập ghềnh không bằng phẳng thì sẽ mang ý nghĩa không tốt. Nhất là trong không gian quan trọng như phòng khách anh chị càng hết sức lưu ý khi thi công sàn nhà.
Sàn nhà phòng khách phải được thi công bằng phẳng, không bị lồi lõm không chỗ cao chỗ thấp nếu không thì cuộc sống dễ thăng trầm, gập ghềnh khó đi.
Khi nhận nhà và cả khi thiết kế nội thất căn hộ chung cư, anh chị nên kiểm tra kỹ lưỡng sàn nhà các phòng để có những phương án xử lý kịp thời. Vì ở chung cư nhất là dạng chung cư lâu năm rất dễ xảy ra tình trạng sàn nhà yếu, lòi lõm.
Sàn nhà bằng gỗ thường sẽ có tính chất ấm áp và ôn hòa cho không gian phòng khách.
10.6. Nên chọn đồ trang trí hình tròn tạo sự ấm áp và nhẹ nhàng cho gia đình
Phòng khách là nơi thường xuyên đoàn tụ của cả nhà cũng như đón tiếp khách nhân thân thiết, chính vì thế để tạo bầu không khí ấm áp nên chọn các vật phẩm trang trí hình dạng tròn như: đèn tròn, bàn tròn, bình hoa tròn,..
Không gian phòng khách cũng nên trang trí cho ấm áp thoải mái thì đối với gia đình mới hòa thuận và tốt đẹp.
Tải ngay bộ tài liệu bên dưới để biết được Cách chọn hướng huyền quan và nhà bếp đúng phong thủy học Anh/Chị nhé!
11. Bố trí nội thất phòng bếp hợp phong thủy
11.1. Nơi quan trọng trọng nhất trong phong thủy phòng bếp
Trong phong thủy phòng bếp chỗ đáng chú ý nhất là nơi nấu nướng, vì nhà bếp là nơi đại diện cho sự sung túc trong gia đình nên cần được chú trọng.
Khi người chủ đang nấu nướng cần biết những ai đang ra vào, nếu bị giật mình thì không tốt cho sức khỏe, sự sung túc và mối quan hệ cá nhân sẽ bị ảnh hưởng.
Nói một cách biểu trưng, chiếc nồi trong bếp cũng biểu trưng cho sự thăng tiến và tài chính trong ngôi nhà. Do đó nó nên sạch sẽ để dễ dàng nấu nướng, tạo điều kiện thuận lợi cho tiền bạc vào nhà.
Sự sung túc của gia đình cũng bị ảnh hưởng bởi số lượng bếp lò, bếp lò càng nhiều tiền bạc càng nhiều. Nhưng nếu bếp lò không nấu thường xuyên gia đình sẽ mất sung túc.
11.2. Vị trí bếp đun đúng phong thủy
Trong phong thủy có câu “nhất vị nhị hướng” vì vậy anh chị cần xác định được vị trí bếp nấu trước tiên rồi đến chọn hướng bếp.
Bếp nên đặt nơi có chỗ dựa, như tựa vào tường để có sự vững chắc, đồng thời ở độ cao vừa phải và bàn hoặc tủ bếp cũng nên chắc chắn.
Không nên để bếp trơ trọi giữa phòng hay trước cửa sổ hay mở ra khí sẽ thoát ra ngoài.
Tiếp theo là chọn hướng, hướng bếp là hướng lưng của người đứng nấu, lưng quay về hướng nào thì hướng đó sẽ là hướng chính của bếp.
Ngường mệnh đông trạch thì bếp nên hướng đông, người mệnh tây trạch thì bếp nên hướng tây. Nếu ngược lại dễ ảnh hưởng sức khỏe gia đình về vấn đề dinh dưỡng.
11.3. Cách chọn bàn ăn cho gia đình
Trong phong thủy vị trí nơi ăn uống cũng quan trọng như bếp, vì nó cũng là nơi sung túc khí và là nơi cả gia đình ăn uống quay quần.
Theo kiến thức phong thủy bàn hình vuông, tròn và oval là những hình dạng bàn tốt. Hình dáng bàn chữ nhật là tốt nhất nếu nó không quá dài.
Bàn ăn thiếu góc là bàn ăn kiểu dáng không may mắn. Thế nhưng bàn ăn hình bát giác là bàn ăn hình dáng tốt ngoại lệ trong yếu tố bàn ăn không nên thiếu góc.
12. Điều cần chú ý khi bố trí phong thủy phòng ngủ
12.1. Lựa chọn gam màu phong thủy theo bản mệnh
Màu sắc chủ đạo không chỉ ảnh hưởng yếu tố thẩm mỹ của không gian, màu sắc còn có những tác động trực tiếp đến phong thủy phòng ngủ.
Theo thuyết phong thủy, gam màu đỏ, hồng, đồng, cam và các gam màu nóng nói chung luôn tạo cảm giác lãng mạn, ấm cúng cho phòng ngủ.
Tuy nhiên nếu yêu thích không gian yên tĩnh, anh chị có thể sử dụng những gam màu trung tính và mang màu sắc tự nhiên như xanh da trời, xanh nước biển, kem…
- Mệnh Kim hợp với những màu sắc như trắng và vàng, xám trắng, xám nhạt, màu bạc và rất hợp với các vật ánh kim nhưng khắc với màu mệnh hỏa
- Mệnh Mộc hợp với màu xanh lá cây, xanh lục và các màu mệnh thủy nhưng khắc với màu mệnh kim
- Mệnh Thủy hợp với màu đen và xanh thẫm, xanh dương hoặc có thể dùng các màu mệnh kim nhưng khắc với các màu mệnh thổ
- Mệnh Hỏa hợp với các màu hồng, đỏ, cam, tím và các màu mệnh mộc nhưng khắc với các màu mệnh thủy
- Mệnh Thổ phù hợp với các màu vàng, vàng nâu, nâu và hợp với các màu mệnh hỏa, khắc với các màu mệnh mộc.
12.2. Chú trị vị trí phòng ngủ theo phong thủy
Nên chọn vị trí yên tĩnh nhất trong nhà để đặt phòng ngủ. Tốt nhất không nên đặt tivi, điện thoại, máy tính, bàn làm việc có nhiều tài liệu, hóa đơn… trong phòng ngủ vì điều này không có lợi cho phong thủy và khiến không gian bị thu hẹp.
Hãy chắc chắn giấc ngủ của anh chị không bị gián đoạn bởi những tiếng động bất ngờ như còi xe, tiếng tivi hay chuông điện thoại.
Để đạt được hiệu quả tối đa, nếu có thể, hãy thiết kế loại cửa cách âm.
12.3. Vị trí đặt giường ngủ mang đến sự an yên
Giường ngủ nên tránh cửa ra vào càng không nên đặt đối diện cửa ra vào nếu không dễ suy yếu sức khỏe và ảnh hưởng đường công danh.
Khi giường đối diện cửa ra vào và chân người nằm quay ra cửa thì trong phong thủy học có nghĩa cực xấu, nó ví như người nằm trong quan tài chờ khiêng đi.
Cũng không nên đặt giường ngủ cạnh cửa sổ vì điều này trong phong thủy cũng không tốt.
Đầu giường nên đặt tựa vào đầu giường để mang đến cảm giác thoải mái và an tâm khi ngủ.
Anh chị không nên đặt gương trong phòng ngủ, nếu có đặt cũng nên tránh chiếu thẳng vào giường.
Không đặt giường dưới xà nhà vì đây là nơi khí mạnh sẽ ảnh hưởng đến người nằm trên giường, sẽ dễ có cảm giác tức ngực, khó thở và bất an như bị đè nén khi ngủ.
Vị trí đặt giường tốt nhất là chéo với của ra vào có thể để giường nằm dọc hay ngang tùy ý, chỉ cần đảm bảo thấy rõ cửa ra vào, đầu giường cần dựa vào bức tường.
12.4. Chọn nội thất cho phòng ngủ theo phong thủy học
Khi chọn nội thất cho phòng ngủ anh chị có thể chọn những sản phẩm nội thất có đường nét mềm mại có góc tròn, ví dụ như chiếc bàn tròn thay cho các chiếc bàn hình vuông hay chữ nhật.
Nếu đã lỡ chọn các sản phẩm có góc sắt nhọn anh chị có thể khắc phục nhược điểm bằng các dùng khăn trải bài che các góc khuất hoặc đặt trên đó một lọ hoa hay cây cảnh.
Bàn trang điểm, tủ quần áo và giường nếu được được trên một đường thẳng và có thể thấy rõ rửa ra vào thì trong phong thủy được xem là tốt vì nó mang đến sự chắc chắn.
Các món đồ nội thất trong phòng ngủ cũng nên có màu sắc nhẹ nhàng mang đến cảm giác ấm áp và dễ chịu. Có thể sử dụng màu nóng như đỏ, cam tuy nhiên không nên quá lạm dụng hoặc cho làm chủ đạo vì nó mang tính hỏa sẽ không tốt cho giấc ngủ.
Anh/Chị vẫn còn đang quan tâm về phong thủy phòng ngủ vậy tài liệu hãy tải ngay tài liệu phong thủy miễn phí bên dưới nhé!
13. Phong thủy nhà vệ sinh đúng chuẩn
13.1. Chọn vị trí nhà vệ sinh đúng theo phong thủy nhà ở
Theo phong thủy, năng lượng và các cơ hội tốt của gia chủ sẽ vào nhà qua cửa chính. Khi bố trí phong thủy nhà vệ sinh nếu toilet đặt thẳng cửa ra vào, cơ hội của anh chị có thể sẽ trôi đi hết.
Vì vậy, hãy thường xuyên đóng cửa toilet và nắp bồn cầu khi không sử dụng.vì nó là nơi xú uế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến gia đình.
Những lưu ý khi chọn nơi đặt nhà vệ sinh:
- Chọn nơi nhiều ánh sáng, thông gió tốt và sạch sẽ
- Đừng để nhà vệ sinh ẩm thấp, tối tăm hay nước bị rò rỉ, vì nếu nước bị rò rỉ tiền bạc cũng sẽ bị mất dần.
- Nhà vệ sinh không đối diện với bếp, nhất là không được đối diện bếp đun hỏa khí nơi đây cực kỳ xung khắc.
13.2. Điều tránh trong thiết kế nhà vệ sinh
Một số điều cần tránh trong thiết kế nhà vệ sinh anh chị nên lưu ý:
- Nhà vệ sinh không được đặt ở trung tâm ngôi nhà vì đây là nơi vượng khí nhất, đặt nhà vệ sinh ở đây sẽ bị xung đột
- Nhà vệ sinh vừa mới xây xong không thể tùy ý thay đổi vị trí sẽ ảnh hưởng phong thủy
- Nhà vệ sinh không nên nằm ở cuối hàng lang
- Nhà vệ sinh không nên đối diện phòng bếp
- Hướng nhà không nên cùng hướng bồn cầu.
13.3. Trang trí theo phong thủy trong nhà vệ sinh
Một tấm thảm màu đen hoặc đỏ đặt trong nhà vệ sinh sẽ là sự bảo vệ tốt nhất cho sự sung túc cho cả gia đình.
Anh chị có thể chọn các màu như kem nhạt, xám nhạt, xanh dương cho không gian nhà vệ sinh.
Có thể thiết kế thêm chân nến hoặc đèn treo tường để thắp sáng bức tường và những góc tối tăm trong không gian này.
Ngoài ra để giữ lại cơ hội tốt và sự thịnh vượng là đặt một viên đá thạch anh hoặc một lọ hoa tươi trên két nước hoặc trên bất kỳ một chiếc kệ nào đó trong nhà vệ sinh.
14. Cách hóa giải phong thủy nhà ở giúp chủ nhà giảm stress
14.1. Hóa giải lối vào trong phong thủy nhà ở
Lối vào là nơi đón và đưa năng lượng tới khắp nơi trong nhà, đây là một trong những không gian quan trọng.
Để có được năng lượng tốt, anh chị phải tuyệt đối tránh sự bừa bãi, bớt các yếu tố sắc nhọn và bổ sung đồ nội thất với nhiều đường cong nhẹ nhàng.
Nếu lối vào nhỏ, anh chị hãy mở rộng không gian bằng cách bài trí những tác phẩm nghệ thuật với chủ đề biển cả hay thảo nguyên.
Ngài ra, gương cũng là một giải pháp tuyệt vời nếu chúng được treo trên mặt tường vuông góc với cửa.
14.2. Cách đặt vị trí giường không làm mất năng lượng khi ngủ
Phòng ngủ là nơi rất quan trọng đây là nơi anh chị ngủ mỗi ngày và cũng bắt đầu thức dậy ngày mới từ đây.
Thế nên phòng ngủ và giường phải tạo được cảm giác dễ chịu và nhẹ nhàng để tạo nên những giấc ngủ ngon và thư thái.
Vị trí đặt giường ngủ để không làm mất năng lượng trong cơ thể khi ngủ là nên được đặt cách xa cửa và cách mặt đất.
Cửa là nơi dòng khí ra vào, mặt đất cũng như thế bởi vậy phải đặt cách xa để đảm bảo không mất năng lượng gây mệt mỏi, căng thẳng.
14.3. Chi tiết cần chú ý trong phòng bếp theo phong thủy nhà ở
Cách áp dụng phong thủy tốt nhất cho phòng bếp là đặt tủ lạnh, lò nấu, chậu rửa theo hình tam giác.
Nếu không thể áp dụng theo cách trên anh chị hãy chuyển vật dụng sao cho lò nấu không đối diện với bồn rửa, máy rửa bát hoặc tủ lạnh bởi để hỏa và thủy xung khắc với nhau là điều không tốt.
Ngoài ra anh chị nên chất đầy tủ lạnh và tủ đồ của mình đây là thể hiện sự thịnh vượng và xung túc.
Hiểu rõ được những lo toan mà Anh/Chị gặp phải trong quá trình xây nhà làm nội thất, Phan Hoàng Gia đã dựa vào những kinh nghiệm có được từ hàng nghìn công trình để xây dựng thành bộ tài liệu Kiến thức xây nhà. Anh/Chị xem ngay nhé!
15. Ý nghĩa và tác dụng của vật phẩm phong thủy nhà ở
Vật phẩm phong thủy là những vật phẩm được đánh giá là mang năng lượng tốt giúp mang lại sự cân bằng và tài lộc cho người sử dụng thông qua các nguyên tắc và quy luật trong phong thủy.
Có thể giúp tăng năng lượng và lưu thông dòng khí, cũng có thể giúp khắc chế hoặc hóa giải những nơi phong thủy xấu trong không gian sống.
Cơ bản có 2 nguyên tắc khi sử dụng vật phẩm phong thủy:
- Chấn phong thủy: Hóa giải phong thủy
- Chiêu phong thủy: Thu hút may mắn và tài lộc
15.1. Vật phẩm phong thủy Tỳ Hưu
Tỳ Hưu (hay còn gọi là Chiêu tài như ý) là một trong những biểu tượng phong thủy quan trọng trong văn hóa Á Đông, đặc biệt là trong Trung Quốc.
Tượng Tỳ Hưu thường được tạo thành từ đá quý, ngọc trai, thạch anh hay đá tự nhiên khác cũng có thể đúc từ vàng.
Tỳ Hưu có hình dáng của một con thú giống một con hưu nhưng có sừng, miệng rộng hơn và cơ thể sẽ có tư thế đang chạy.
Vật phẩm này thường được trang trí để mang đến tài lộc và sự may mắn được cho là có thể tăng khả năng thu hút vận khí mở ra cơ hội kinh doanh, tăng cường sự thịnh vượng cho gia đình.
Ngoài ra còn có tác dụng hóa giải hung khí, trong phong thủy Tỳ hưu còn được sử dụng để hóa giải các yếu tố tiêu cực như sao Hỏa hay sao Kiếp Tài trong lá số Bát Quái, giúp tránh xa những xui xẻo và tai ương.
15.2. Vật phẩm phong thủy đá mã não
Đá mã não là một dạng biến thể của thạch anh mang màu sắc đẹp mắt với cấu trúc là các hạt vi hạt rất mịn.
Đá mã não mang ý nghĩa về tinh thần và trí tuệ ngoài ra cũng đại biểu cho sức khỏe và sự trường thịnh.
Hơn thế nữa chất liệu này còn được liên kết với tài lộc, may mắn và sự thịnh vượng. Nó có thể được sử dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trong công việc và cuộc sống.
Sự yên bình và cân bằng trong môi trường xung quanh trong ý nghĩa phong thủy còn giúp chủ nhà giảm căng thẳng, lo lắng và tạo ra một không gian yên tĩnh.
15.3. Vật phẩm phong thủy Đồng điếu
Đồng điếu là một vật phẩm phong thủy tượng trưng cho trời đất mang ý nghĩa thịnh vượng. Hình tròn mang ý nghĩa bầu trời vòng tròn nhỏ bên trong tượng trưng cho đất. Đồng điếu thường được làm bằng những chất liệu ngọc đẹp mắt.
Theo lý thuyết phong thủy, đồng điếu có khả năng hút và giữ lại tài lộc, ngăn chặn sự rò rỉ tài chính và tăng cường khả năng tích lũy của người sở hữu.
Đồng thời, nó cũng được coi là một biểu tượng của sự an lành, bình yên và sức khỏe. Người ta thường đặt đồng điếu ở những vị trí quan trọng trong nhà như góc tài lộc, bàn làm việc, hay nơi khí vượng nhất.
15.4. Quả cầu phong thủy
Quả cầu phong thủy là một vật phẩm trang trí phong thủy có dạng hình cầu được làm từ các loại đá pha lê, thủy tinh đá thạch anh, mã não tự nhiên ở trong có thể chứa các phong cảnh mô hình như đá, nước, cây,.. mang lại cân bằng và sự thuận lợi cho không gian và người sử dụng.
Mỗi yếu tố trong quả cầu phong thủy đều mang những ý nghĩa cụ thể. Ví dụ, nước thường được liên kết với sự thông suốt, sự lưu thông và sự cân bằng.
Cây cỏ thường biểu trưng cho sự phát triển và tươi mới. Đá quý có thể mang theo ý nghĩa về tài lộc, sức khỏe hoặc bình an.
15.5. Các loại tượng phong thủy thường xuyên sử dụng
15.1. Tượng rồng
Rồng là loài vật sinh ra từ thời hồng hoang, viễn cổ với hình loại sức mạnh to lớn với ý nghĩa tâm linh thiêng liêng.
Rồng còn tượng trưng cho quyền lực tối cao gắn liền với các thời vua chúa tối thượng.
Chính vì thế tượng rồng trong phong thủy học mang ý nghĩa tượng trưng cho tài lộc, may mắn, thịnh vượng và quyền lực.
Ngoài ra nó thể hiện tinh thần kiên định, dũng cảm và sự kiểm soát trong cuộc sống. Tượng rồng được đặt trong không gian làm việc hay phòng khách thường có ý nghĩa tạo ra dòng chảy tích cực của năng lượng và tài lộc.
Đồng thời tạo ra không gian mạnh mẽ và thúc đẩy tính cách uy quyền của các nhà lãnh đạo.
15.2. Tượng rùa
Rùa cũng được xem là một trong tứ linh thế nên ý nghĩa cũng hết sức tốt đẹp. Rùa thường chậm rãi nhưng mang đến sự bền bỉ, vững chắc thế nên tượng rùa trong phong thủy cũng mang đến ý nghĩa công thành danh toại.
Ngoài ra rùa thường được xem là biểu tượng của sự kiên nhẫn và sự bình thản. Có tượng rùa trong nhà có thể giúp tạo ra sự yên ổn và tạo tâm tính điềm đạm .
Hơn thế nữa khi tượng rùa đứng trên đồng tiền còn giúp gia chủ tích lũy của cải, tiền bạc và mang đến sự ổn định.
15.3. Tượng Thiềm Thừ
Thiềm Thừ còn được gọi là cóc ba chân được xem là một linh vật chiêu tài lộc, may mắn đồng thời mang lại bình yên.
Tại sao lại nói Thiềm Thừ là linh vật mang đến tài lộc phải nói ý nghĩa của nó. Từ xa xưa Thiềm Thừ là loài vật tà ác chuyên đi cướp của gây hại khắp nơi, sau được tiên ông Lưu Hải thu phục.
Để thể hiện sự hối hận và cải tà quy chánh Thiềm Thừ đã cùng tiên ông đi khắp nơi nhả ra tài vật lúc trước đã thu thập cứu giúp dân lành.
Thiềm Thừ thường xuất hiện dưới hình dáng ngậm đồng tiền trong miệng, đeo hai xâu tiền trên lưng và ngồi trên rất nhiều đồng tiền vàng phía dưới chân.
16. Cách bố trí gương soi theo phong thủy nhà ở
Căn cứ theo phong thủy, gương (kiếng) có vai trò rất quan trọng trong nhà. Nó có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe, kinh tế cũng như sự may mắn của chủ nhân.
Ngược lại, khi đặt gương sai vị trí sẽ gây không ít những phiền toái và bất lợi.
Các vị trí đặt gương thích hợp:
- Gương nên đặt gần cửa sổ để phản chiếu cảnh đẹp thiên nhiên bên ngoài. Hơn thế, việc đặt gương đúng vị trí thích hợp sẽ giúp luân chuyển năng lượng và các luồng khí trong nhà một cách dễ dàng.
- Trang trí bằng gương cũng là cách để tăng thêm chiều sâu và không gian cho căn nhà của., việc đặt gương cạnh bàn ăn sẽ giúp gia chủ phát đạt và gặp nhiều may mắn.
- Không đặt gương chiếu thẳng vào giường ngủ và tốt nhất là không đặt trong phòng ngủ
- Không nên đặt gương ở hành lang, tiền sảnh
- Không đặt gương phản chiếu vào bồn tắm hoặc nhà vệ sinh
Có 3 loại gương thường được sử dụng với tác dụng khác nhau:
- Gương thường: được định dạng bởi các hình dáng như ovan, tròn, vuông… với viền được làm bằng các vật liệu gỗ, kim loại…
- Gương lõm: chủ yếu được sử dụng bên ngoài và được sản xuất để cho ra hình ảnh lộn ngược của vật thể.
- Gương lồi: thường được dùng như vật có chức năng bảo vệ, chủ yếu được sử dụng trong giao thông. Tuy nhiên, chúng cũng có thể được dùng bên trong ngôi nhà như một phần của yếu tố phong thủy giúp bảo vệ ngôi nhà
17. Cân bằng âm dương trong phong thủy nhà ở
Cảm giác tối tăm, lạnh lẽo hay sáng sủa, ấm cúng khi bước chân vào một ngôi nhà chính là hai mặt đối lập thuộc hai yếu tố căn bản của khoa học là âm và dương.
Khái niệm về âm dương cũng rất giản dị và mọi vật trên trái đất này chỉ ở trong hai trạng thái hoặc âm, hoặc dương. Bóng tối là âm và ánh sáng là dương; ngày là dương, đêm là âm; nóng là dương, lạnh là âm….
Cửa chính là nơi tiếp nhận sinh khí vào nhà, cho nên, cửa chính phải ở một vị trí sáng sủa. Phía trước cửa chính không nên bị những tàn cây lớn che phủ làm cho thiếu ánh sáng. Hoặc trường hợp cửa chính nằm trong một hành lang dài và hẹp, thì ánh sáng cũng không đủ để hấp dẫn sinh khí vào nhà, do đó cần phải có đèn cho sáng hơn.
Nguyên tắc cân bằng âm dương cho ta cách mở cửa hợp lý căn cứ theo vùng âm dương trong nhà và thời điểm trong ngày.
Ngược lại ban đêm thì cửa cần mở rộng đón gió, tránh ngủ trong những căn phòng đóng kín cửa sẽ rất tù túng.
Thông thường, những vùng khuất sau tường, ít đi tới được và ít ánh sáng chiếu vào là vùng âm, ngược lại sẽ là vùng dương.
Cách mở cửa phải nối kết các vùng cần di chuyển nhiều, còn những vật dụng ổn định sẽ được nằm trong vùng Âm.
Càng tĩnh tại và kín đáo thì càng cần thuộc về vùng âm, đó là lý do vì sao không nên kê đầu giường ngay cửa vào phòng mà nên có mảng tường che Hậu Chẩm có cửa sổ mở hai bên.
Phòng khách, phòng ăn và phòng làm việc đều nên sáng sủa. Tuy nhiên phòng ngủ không nên sáng quá không phù hợp với tính chất nghỉ ngơi, thư giãn.
Bởi vậy, không nên trang trí phòng ngủ bằng nhiều màu nóng và không nên chưng nhiều hoa trong phòng ngủ, dù là hoa thật hay hoa giả. Những thứ vừa nêu trên tạo ra nhiều dương khí, không thích hợp cho gia chủ.
18. Tổng kết
Phong thủy nhà ở mang ý nghĩa trọng đại và quan trọng trong mỗi gia đình, anh chị nên trang bị cho mình những kiến thức phong thủy cơ bản để biết cách xem xét và bố trí nhà ở hợp lý hơn.
Phan Hoàng Gia hi vọng bài viết trên sẽ giúp được anh chị phần nào có thêm thông tin hữu ích về cách xem phong thủy nhà ở cơ bản.
Để xem thêm nhiều mẫu thiết kế nội thất hoặc các bài viết phong thủy nhà ở hữu ích khác anh chị có tham khảo thêm cẩm nang nội thất của Phan Hoàng Gia để có nhiều ý tưởng cho căn nhà của mình.
Câu hỏi thường gặp trong phong thủy nhà ở
1. Trong phong thủy nhà ở quan trọng nhất là điều gì?
Chọn mảnh đất, chọn hướng nhà, bố trí nội thất hay chi tiết hơn là chọn lựa vật phẩm và màu sắc từng khu vực,.. Cốt lõi của tất cả những điều đó là mang đến sự lưu thông và cân bằng các luồng khi lưu thông trong nhà. Bởi chính sự cân bằng và hài hòa là yếu tố quan trọng nhất khi ứng học phong thủy học để mang đến sức khỏe và thịnh vượng.
2. Các giai đoạn cụ thể cần ứng dụng phong thủy học?
1. Trong phong thủy nhà ở quan trọng nhất là điều gì?
Chọn mảnh đất, chọn hướng nhà, bố trí nội thất hay chi tiết hơn là chọn lựa vật phẩm và màu sắc từng khu vực,.. Cốt lõi của tất cả những điều đó là mang đến sự lưu thông và cân bằng các luồng khi lưu thông trong nhà. Bởi chính sự cân bằng và hài hòa là yếu tố quan trọng nhất khi ứng học phong thủy học để mang đến sức khỏe và thịnh vượng.
2. Các giai đoạn cụ thể cần ứng dụng phong thủy học?
Các giai đoạn trong suốt quá trình hoàn thiện nhà ở có trình tự như sau:
- Chọn mảnh đất, chọn hướng xây nhà cần xem vị trí, hướng và thế đất
- Chọn ngày tháng động thổ xây nhà
- Chọn hướng nhà, hình dáng bên ngoài nhà
- Quá trình thiết kế nội thất chi tiết trong nhà