Nghiệm thu nội thất không chỉ là bước quan trọng đối với chất lượng công trình mà còn là cơ hội để gia chủ bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều gia chủ gặp khó khăn trong quá trình nghiệm thu do thiếu kiến thức và kinh nghiệm.
Quá trình nghiệm thu nội thất được diễn ra như thế nào, Anh/Chị cùng Phan Hoàng Gia xem qua bài viết bên dưới nhé!
1. Chuẩn bị trước khi nghiệm thu nội thất
- Kiểm Tra Hợp Đồng: Xác định rõ hạng mục thi công, vật liệu, thời gian hoàn thành, giá cả, để đảm bảo sự nhất quán với hợp đồng ký kết.
- Tìm Hiểu Về Vật Liệu: Nắm vững thông tin về từng loại vật liệu để có cái nhìn tổng thể về chất lượng thi công.
- Chuẩn Bị Dụng Cụ: Sắp xếp các dụng cụ như thước đo, bút, sổ tay để ghi chép chi tiết và đánh giá kết quả nghiệm thu.
2. Kiểm tra tổng thể
Kiểm Tra Độ An Toàn: chắc chắn rằng các hạng mục nội thất được lắp đặt một cách chặt chẽ, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Kiểm tra tổng thể công trình: xem có đúng với thiết kế hay không, bao gồm:
- Màu sắc, hình khối, đường nét, bố cục.
- Chất liệu, kích thước, kiểu dáng.
- Vị trí đặt các đồ nội thất.
Kiểm tra số lượng, chủng loại vật tư đã thi công có đúng với hợp đồng hay không.
Kiểm tra các lỗi thi công như: cong vênh, trầy xước, nứt vỡ, hở keo, …
Kiểm Tra Vệ Sinh Công Trình: đảm bảo khu vực thi công được dọn dẹp sạch sẽ và an toàn.
3. Kiểm tra chi tiết từng hạng mục
3.1. Kiểm tra các đồ nội thất
Để đảm bảo chất lượng đồ nội thất trước khi bàn giao, Anh/Chị cần lưu ý những điều sau:
- Kiểm tra độ phẳng, độ cong vênh, độ dày của gỗ.
- Kiểm tra bề mặt gỗ có bị trầy xước, bong tróc, sứt sẹo hay không.
- Kiểm tra các mối ghép, keo chỉ có kín khít, chắc chắn hay không.
- Kiểm tra bản lề, ray trượt, tay nâng, tay nắm hoạt động trơn tru, êm ái hay không.
Để có được một công trình hoàn hảo Cần chuẩn bị gì trước khi làm nội thất, Anh/Chị cùng Phan Hoàng Gia tìm hiểu nhé!
3.2. Kiểm tra thiết bị điện
Các thiết bị điện là yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày vì vậy Anh/Chị cần phải kiểm tra và đảm bảo các thiết bị được hoạt động trơn tru.
- Kiểm tra hoạt động của các thiết bị như: đèn, ổ cắm, công tắc, quạt hút mùi, bếp điện, …
- Kiểm tra dây điện, hệ thống điện có đảm bảo an toàn hay không.
- Kiểm tra các thiết bị đã có đầy đủ dây cắm, vị trí bố trí phù hợp hay không.
3.3. Kiểm tra thiết bị vệ sinh
- Kiểm tra hoạt động của các thiết bị như: bồn cầu, vòi hoa sen, chậu rửa mặt, … có bị trầy xước, rỉ nước không
- Kiểm tra hệ thống thoát nước có tốt không.
3.4. Kiểm tra trần, tường, sàn nhà
- Dùng thước nhôm áp sát vào tường, quan sát khe hở giữa thước và tường. Tắt đèn, dùng đèn pin soi ngược lại để kiểm tra độ phẳng.
- Kiểm tra xem tường có bị bẩn, trầy xước, bong tróc, sơn không phẳng hay không.
- Kiểm tra xem chân tường có bị ố màu, sơn lem nhem hay không.
- Kiểm tra các trần phòng trát có phẳng không.
- Đảm bảo màu sơn tường và trần đồng đều không bị lem màu.
- Kiểm tra độ phẳng, độ cong vênh của sàn nhà.
- Đảm bảo gạch/gỗ lót sàn được thi công phẳng phiu, không bị bong tróc, hở mạch.
3.5. Kiểm tra các phụ kiện
- Kiểm tra các phụ kiện như: tay nắm, bản lề, ray trượt, … có đúng chủng loại, chất lượng hay không.
- Kiểm tra các phụ kiện hoạt động trơn tru, êm ái hay không.
- Kiểm tra độ mở rộng của bản lề, đảm bảo cánh cửa mở ra đóng vào dễ dàng.
- Đối với các phụ kiện có thương hiệu, cần kiểm tra tem mác, nguồn gốc xuất xứ.
4. Kiểm tra hệ thống điện, nước
Hệ thống điện nước là yếu tố quan trọng vì hệ thống không chỉ cần được đảm bảo bố trí khoa học, thẩm mỹ mà còn phải đảm bảo được độ an toàn cho mọi thành viên trong nhà. Vì vậy ANh/Chị cần lưu ý đến những điều sau:
- Kiểm tra ổ cắm để xác nhận tình trạng có điện của các ổ cắm.
- Kiểm tra tủ điện, các aptomat cần ở tình trạng ổn định, tắt bận đúng cách.
- Kiểm tra hiện tượng rò rỉ điện bằng bút thử điện .
- Kiểm tra hệ thống điện nước có hoạt động bình thường hay không.
- Kiểm tra các thiết bị điện, nước có an toàn hay không.
- Kiểm tra hệ thống chống thấm, chống dột có hiệu quả hay không.
- Kiểm tra xem nước chảy yếu hay mạnh, vòi xịt vệ sinh có đủ không.
5. Lập biên bản nghiệm thu
- Sau khi nghiệm thu, hai bên cần lập biên bản nghiệm thu ghi rõ kết quả nghiệm thu.
- Biên bản nghiệm thu cần ghi rõ các hạng mục đã nghiệm thu, kết quả nghiệm thu, các lỗi phát hiện (nếu có) và phương án khắc phục.
Tải ngay checklist bên dưới để việc Nghiệm thu nội thất trở nên dễ dàng hơn Anh/Chị nhé!
6. Một số lưu ý khi nghiệm thu nội thất
- Chuyên Môn Hỗ Trợ: Nên có người chuyên môn đi cùng để hỗ trợ kiểm tra và đánh giá.
- Tránh Gian Lận: Luôn cảnh báo và cẩn trọng với các chiêu trò gian lận của nhà thầu.
- Yêu Cầu Sửa Chữa: Nếu có vấn đề, hãy yêu cầu nhà thầu sửa chữa và khắc phục ngay lập tức.
- Thanh Toán Hợp Lý: Không thanh toán toàn bộ tiền trước khi quá trình nghiệm thu hoàn tất.
Lời kết
Việc nghiệm thu nội thất đòi hỏi sự chú ý đến từng chi tiết và quyết định mạnh mẽ từ phía gia chủ. Bằng việc tuân thủ theo các bước và lưu ý trên, Anh/Chị sẽ có thể thực hiện quá trình nghiệm thu một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng công trình và bảo vệ quyền lợi của mình.
Để có thêm nhiều thông tin bổ ích về xây nhà làm nội thất, Anh/Chị xem qua “Tài liệu xây nhà” mà chúng tôi đã đút kết được từng hàng trăm công trình, Anh/Chị tham khảo nhé!
XEM THÊM BÀI VIẾT LIÊN QUAN